TUYÊN QUANG VÀ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Vào thời Trần, địa danh Tuyên Quang lần đầu tiên xuất hiện trong Thư tịch cổ với tên gọi: Lộ Tuyên Quang. Năm 1397 (năm Quang Thái thứ 10), Hồ Quý Ly đổi tên lộ Tuyên Quang thành trấn Tuyên Quang. Đến năm 1466 (năm Quang Thuận thứ 7), vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên, trong đó có thừa tuyên Tuyên Quang. Tháng 10 âm lịch năm Tân Mão, tức tháng 11 năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cải cách bộ máy hành chính toàn quốc, chia định địa hạt từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang.

Như vậy, năm 1831, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện tỉnh Tuyên Quang trong hệ thống hành chính của nhà nước phong kiến Việt Nam. Năm 2011, tại Hội thảo khoa học xác định thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp với Viện Sử học Việt Nam tổ chức đã xác định ngày 04/11/1831 là thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang. Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, nhiệm kỳ 2011- 2016 đã ra Nghị quyết công nhận ngày thành lập tỉnh Tuyên Quang là ngày 04/11/1831.

2. Các đơn vị Hành chính

Tỉnh Tuyên Quang khi được chia định địa giới có 01 phủ, 01 huyện và 05 châu, gồm: phủ Yên Bình, huyện Hàm Yên, các châu Vị Xuyên, Đại Man, Lục Yên, Bảo Lạc và Thu Vật. Toàn bộ vùng đất của tỉnh Tuyên Quang lúc bấy giờ chính là các huyện Yên sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, thành phố Tuyên Quang; huyện Yên Bình, Lục Yên của tỉnh Yên Bái; huyện Bảo lạc, Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và toàn bộ tỉnh Hà Giang ngày nay.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, các đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang có nhiều thay đổi: phủ Đoan Hùng tách khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào tỉnh Tuyên Quang; châu Lục Yên tách khỏi tỉnh Tuyên Quang để nhập vào tỉnh Lào Cai; huyện Vĩnh Tuy và Vị Xuyên tách khỏi Tuyên Quang để thành lập tỉnh Hà Giang; huyện Yên Bình tách khỏi Tuyên Quang nhập vào tỉnh Yên Bái; huyện Bảo lạc, Bảo Lâm tách khỏi Tuyên Quang nhập vào tỉnh Cao Bằng.

Năm 1976, tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên và đến năm 1991 lại được tách ra, tái lập hai tỉnh mới: Tuyên Quang và Hà Giang.

Kể từ đó tới nay, địa giới hành chính tỉnh Tuyên Quang không thay đổi so với ngày nay. Các đơn vị hành chính hiện nay bao gồm: 1 thành phố và 6 huyện lỵ

1) – Thành phố Tuyên Quang: nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, cách Hà Nội khoảng 165 km theo quốc lộ 2 và 130 km theo đường Sơn Nam. Thành phố có vị trí địa lý: Phía nam giáp huyện Sơn Dương; Các phía còn lại giáp huyện Yên Sơn.

Theo thống kê năm 2019, thành phố có diện tích 184,38 km², dân số là 232.230 người, mật độ dân số đạt 1.260 người/km².

Thành phố nằm hai bên bờ sông Lô, được che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp. Độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ bắc xuống nam, độ dốc thấp dần dưới 25°.

– Về lịch sử hình thành: Trong quá trình lịch sử, thành phố Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “an biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tuyên Quang có 11.917,45 ha diện tích tự nhiên và 90.793 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 phường: Minh Xuân, Tân Quang, Phan Thiết, Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến và 6 xã: Tràng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn.

Ngày 25 tháng 6 năm 2009Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Tuyên Quang là đô thị loại III thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 2 tháng 7 năm 2010, thị xã Tuyên Quang chính thức trở thành thành phố Tuyên Quang. Thành phố Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 11.917,45 ha và 110.119 nhân khẩu.

Ngày 2 tháng 2 năm 2021Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 161/QĐ-TTg công nhận thành phố Tuyên Quang là đô thị loại II. Theo đó 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc được xác lập, bao gồm 10 phường: An TườngĐội CấnHưng ThànhMinh XuânMỹ LâmNông TiếnPhan ThiếtTân HàTân QuangỶ La và 5 xã: An KhangKim PhúLưỡng VượngThái LongTràng Đà.

Khí hậu của thành phố Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có 4 mùa rõ rệt, mùa đông phi nhiệt đới lạnh – khô hạn, mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều, mùa xuân và mùa thu ngắn, mang ý nghĩa chuyển tiếp giữa 2 mùa chính là đông và hè. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22°-23 °C. Độ ẩm bình quân năm là 85%.

2) – Huyện Yên Sơn: Huyện Yên Sơn nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Phía tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;  Phía nam giáp thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dương và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; Phía bắc giáp huyện Chiêm Hóa.

Huyện Yên Sơn có diện tích 1.067,70 km² (là huyện có diện tích lớn thứ hai tỉnh Tuyên Quang, sau huyện Chiêm Hóa), dân số năm 2018 là 145.390 người.

Khu vực trung tâm huyện cũng là nơi sông Gâm hợp lưu với sông Lô.

Về lịch sử hành chính: Năm 1954, huyện Yên Sơn bao gồm 2 thị trấn nông trường: thị trấn nông trường Sông Lô, thị trấn nông trường Tháng 10 và 41 xã. Sau một thời gian dài với nhiều giai đoạn chuyển đổi, sát nhập ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 thành lập thị trấn Yên Sơn và hiện tại Huyện Yên Sơn có 1 thị trấn và 27 xã như hiện nay bao gồm: Thị trấn Yên Sơn (huyện lỵ) và 27 xã: Chân SơnChiêu YênCông ĐaĐạo ViệnĐội BìnhHoàng KhaiHùng LợiKiến ThiếtKim QuanLang QuánLực HànhMỹ BằngNhữ HánNhữ KhêPhú ThịnhPhúc NinhQuý QuânTân LongTân TiếnThái BìnhTiến BộTrung MinhTrung MônTrung SơnTrung TrựcTứ QuậnXuân Vân.

3) – Huyện Sơn Dương: nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 30 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 103 km về phía bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Đại Từ và huyện Định Hóa thuộc tỉnh Thái Nguyên; Phía tây giáp huyện Đoan Hùng và huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Phú Thọ;Phía nam giáp huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô và huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Phía bắc giáp thành phố Tuyên Quang và huyện Yên Sơn.

Huyện Sơn Dương có diện tích 790,62 km², dân số là 182.030 người. Điểm cao nhất của huyện Sơn Dương là núi Lịch với độ cao gần 1km.

– Về lịch sử hành chính: Trải qua các thời kỳ lịch sử, huyện Sơn Dương có nhiều thay đổi về địa giới, hành chính. Khi nhà nước Văn Lang ra đời, Sơn Dương thuộc bộ Văn Lang. Dưới chế độ Bắc thuộc, Sơn Dương trực thuộc các phủ, quận do thống trị phương Bắc lập ra.

Huyện Sơn Dương ngày nay được sáp nhập từ hai huyện: Để Giang và Đăng Đạo. Cả hai huyện từ thời Lý – Trần – Lê Sơ đến trước năm 1833, thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.

Huyện Sơn Dương, đời Trần gọi là huyện Đáy Giang thuộc lộ Quốc Oai. Thời thuộc Minh gọi là huyện Để Giang (để là đáy, giang là sông). Đến thời Lê, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) sáp nhập vào phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Đến thời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Sơn Dương, bao gồm có 9 tổng: Ất Sơn, Yên Lịch, Lương Viên, Đồng Chương, Linh Xuyên, Mẫn Hóa, Hội Kế, Hữu Vu, Gia Mông (Từ xã Tuân Lộ ngày nay đến hết các xã hạ huyện Sơn Dương).

Huyện Đăng Đạo thời thuộc Minh là huyện Đương Đạo, phủ Tuyên Hóa. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) nhập vào phủ Đoan Hùng. Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) đổi tên thành huyện Đăng Đạo, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Gồm 7 tổng: Kim Quan Thượng, Khang Lực, Tứ Lân, Phượng Liễn, Hồng La, Bắc Hoàng, Đồng Liêu (từ xã Phúc Ứng ngày nay đến các xã thượng huyện Sơn Dương và một số xã của huyện Yên Sơn). Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) sáp nhập huyện Đăng Đạo vào huyện Sơn Dương.

Ngày 18 tháng 4 năm 1888, Thống sứ Bắc Kỳ tách huyện Sơn Dương ra khỏi tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Tuyên Quang, (tỉnh Tuyên Quang được thành lập năm 1831).

Năm 1891, tỉnh Tuyên Quang bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang được chia vào đạo quan binh 2 và đạo quan binh 3.

Năm 1900, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, Sơn Dương dưới quyền quản lý nhà nước trực tiếp của tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 10 tháng 3 năm 1945, cuộc khởi nghĩa ở đình Thanh La (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương ngày nay), tiến đánh giải phóng đồn Đăng châu, thành lập Châu Tự Do, bao gồm các xã vùng thượng huyện Sơn Dương; các xã vùng hạ huyện Sơn Dương gọi là châu Kháng Địch.

Năm 1946, châu Tự Do và châu Kháng Địch sáp nhập lại thành huyện Sơn Dương.

Năm 1976, Tuyên Quang và Hà Giang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Sơn Dương trở thành một trong những huyện trọng điểm kinh tế của Hà Tuyên.[2]

Năm 1991, Hà Tuyên được chia thành hai tỉnh: Tuyên Quang và Hà Giang[3], Sơn Dương là đơn vị hành chính thuộc Tuyên Quang, bao gồm thị trấn nông trường Tân Trào và 33 xã: Bình Yên, Cấp Tiến, Chi Thiết, Đại Phú, Đông Lợi, Đồng Quý, Đông Thọ, Hào Phú, Hồng Lạc, Hợp Hòa, Hợp Thành, Kháng Nhật, Kỳ Lâm, Lâm Xuyên, Lương Thiện, Minh Thanh, Ninh Lai, Phú Lương, Phúc Ứng, Quyết Thắng, Sơn Nam, Tam Đa, Tân Trào, Thanh Phát, Thiện Kế, Thương Ấm, Trung Yên, Trường Sinh, Tú Thịnh, Tuân Lộ, Văn Phú, Vân Sơn, Vĩnh Lợi.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Sơn Dương, thị trấn huyện lỵ huyện Sơn Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Kỳ Lâm.[4]

Ngày 15 tháng 7 năm 1999, giải thể thị trấn nông trường Tân Trào. Dân cư thuộc thị trấn nông trường hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã Minh Thanh, Tú Thịnh, Phúc Ứng, Bình Yên, Thượng Ấm, Tân Trào và thị trấn Sơn Dương được giao về các xã và thị trấn nói trên quản lý.[5]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập 2 xã: Tuân Lộ và Thanh Phát thành xã Tân Thanh, sáp nhập 2 xã: Sầm Dương và Lâm Xuyên thành xã Trường Sinh.[6]

Huyện Sơn Dương có 1 thị trấn và 30 xã như hiện nay bao gồm thị trấn Sơn Dương (huyện lỵ) và 30 xã: Bình YênCấp TiếnChi ThiếtĐại PhúĐông LợiĐồng QuýĐông ThọHào PhúHồng LạcHợp HòaHợp ThànhKháng NhậtLương ThiệnMinh ThanhNinh LaiPhú LươngPhúc ỨngQuyết ThắngSơn NamTam ĐaTân ThanhTân TràoThiện KếThương ẤmTrung YênTrường SinhTú ThịnhVăn PhúVân SơnVĩnh Lợi.

4) – Huyện Hàm Yên: nằm cách thành phố Tuyên Quang khoảng 47 km về phía tây của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 174 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Chiêm Hóa và huyện Lâm Bình; Phía tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái; Phía nam giáp huyện Yên Sơn; Phía bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Huyện Hàm Yên có diện tích 907 km², dân số năm 2019 là 120.000 người với chủ yếu các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, dao, H’Mông, Cao lan… sinh sống

– Về Lịch sử: Hàm Yên xưa là huyện Sóc Sùng, đời Minh là huyện Văn Yên, sau nhập vào huyện Khoáng. Đời Lê sơ gọi là huyện Sùng Yên sau đổi là Phúc Yên. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) kị húy chữ Phúc, đổi là Hàm Yên. Năm Duy Tân thứ 7 (1913) chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn.

Năm 1954, huyện Hàm Yên bao gồm 17 xã: Bạch Xa, Bằng Cốc, Bình Xa, Đức Ninh, Hành Mai, Hùng Đức, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Nhân Mục, Phù Lưu, Thái Hòa, Thái Sơn, Tân Thành, Thành Long, Tự Do và Yên Hương.

Ngày 19 tháng 11 năm 1985, thành lập thị trấn Tân Yên (thị trấn huyện lỵ huyện Hàm Yên). Ngày 15 tháng 7 năm 1999, chia xã Yên Hương thành 2 xã: Yên Lâm và Yên Phú.

Hiện tại huyện Hàm Yên có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay: Thị trấn Tân Yên (huyện lỵ) và 17 xã: Bạch XaBằng CốcBình XaĐức NinhHùng ĐứcMinh DânMinh HươngMinh KhươngNhân MụcPhù LưuThái HòaThái SơnTân ThànhThành LongYên LâmYên PhúYên Thuận.

Hàm Yên nổi tiếng với nhiều di tích và thắng cảnh đẹp như: Động Tiên, Cao Đường, Đền Bắc mục (tại km 43 đường Tuyên Quang Hà Giang); Đền thác cái (tại km 61) thu hút được đông đảo người đến lễ bái.

Hàm Yên cũng sở hữu nhiều lễ hội, các địa điểm có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc trưng như: Lễ hội chọi trâu, lễ hội đón xuân của dân tộc Mông thôn Cao Đường – nơi được ví như “Đà Lạt của Tuyên Quang”, các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian cùng bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo của các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng… sinh sống trên địa bàn

Là huyện miền núi, đất đai rộng lớn, điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Hàm Yên những lợi thế lớn về nghề rừng, chăn nuôi và trồng trọt. Lâu nay, Hàm Yên luôn là vùng nguyên liệu giấy truyền thống, là “vựa” cam sành nức tiếng cả nước của tỉnh Tuyên Quang. Tin tưởng nhờ việc phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, bất động sản Tuyên Quang sẽ ngày càng phát triển.

5) – Huyện Chiêm Hoá: cách thành phố Tuyên Quang 68 km về hướng bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Phía tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Phía nam giáp huyện Yên Sơn; Phía bắc giáp huyện Na Hang và huyện Lâm Bình.

Huyện Chiêm Hoá có diện tích 1.146,24 km², dân số năm 2020 là 134.091 người, mật độ dân số đạt 117 người/km².

Huyện lỵ là thị trấn Vĩnh Lộc, nơi có con sông Gâm chảy qua theo hướng bắc nam

Về lịch sử: Vào triều nhà Đinh – Tiền Lê cách đây gần một nghìn năm trước, Chiêm Hóa được xem là Châu Vị Long của vùng đất Việt. Đến thời nhà Minh, nơi đây lại được đổi thành châu Đại Man. Sang triều nhà Hậu Lê, vào đời vua Minh Mạng thứ 15, châu Đại Man được xác nhập thuộc phủ An Bình. Mãi đến năm 1861, khi vua Minh Mạng thứ 16 lên ngồi, đã đổi tên thành châu Chiêm Hóa nằm trong phủ Yên Ninh. Và kể từ đó đến nay, cái tên này đã đi vào lịch sử Tuyên Quang và những người con đất Việt trên khắp cả nước.

Lịch sử hành chính:

Năm 1954, huyện Chiêm Hóa bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc và 29 xã.

Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 Theo đó, Huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay gồm: thị trấn Vĩnh Lộc (huyện lỵ) và 23 xã: Bình NhânBình PhúHà LangHòa AnHòa PhúHùng MỹKiên ĐàiKim BìnhLinh PhúNgọc HộiNhân LýPhú BìnhPhúc ThịnhTân AnTân MỹTân ThịnhTri PhúTrung HàTrung HòaVinh QuangXuân QuangYên LậpYên Nguyên.

– Về địa hình: Chiêm Hoá là một huyện nằm ở nơi xanh nhất của Tuyên Quang, Chiêm Hóa chiếm riêng cho mình rất nhiều hệ thống sông ngòi đồng ruộng và nhiều dãy núi lớn. Những dãy núi nổi tiếng có trong danh sách những ngọn núi đẹp nhất Việt Nam có thể kể đến là núi Khau Bươn ở phía Đông và núi Cham Chu ở phía Tây với độ cao từ 900m đến hơn 1000m so với mặt biển.

Vì Chiêm Hóa Tuyên Quang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, nên vào mùa đông thường có sương mù. Điều này đã tạo nên những khung cảnh vô cùng nên thơ và hữu tình tại đây

6) – Huyện Na Hang: nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 110 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn; Phía tây giáp huyện Lâm Bình của Tỉnh Tuyên Quang; Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa Tuyên Quang; Phía bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Huyện Na Hang có diện tích 865,50 km², dân số năm 2011 là 41.868 người. Na Hang là một huyện vùng cao, được chia thành 3 khu: A, B, C; càng về phía bắc, độ cao càng tăng dần. Núi ở đây phần lớn là núi đá vôi. Sông Gâm và một phụ lưu của nó là sông Năng là hai con sông lớn nhất ở huyện. Địa hình ở Na Hang thuận lợi cho việc phát triển thủy điện, có Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

Về lịch sử: Năm 1954, huyện Na Hang bao gồm 21 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Đức Xuân, Hoa Thành, Hồng Thái, Khuôn Hà, Lăng Can, Năng Khả, Phúc Yên, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Lâm, Thượng Nông, Thượng Yên, Thúy Loa, Trùng Khánh, Trung Thượng, Vĩnh Yên và Yên Viễn.

Đến cuối năm 2010, huyện Na Hang bao gồm thị trấn Na Hang và 16 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Hồng Thái, Khâu Tinh, Khuôn Hà, Lăng Can, Năng Khả, Phúc Yên, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Lâm, Thượng Nông, Xuân Lập, Yên Hoa.

Ngày 28 tháng 1 năm 2011, tách 5 xã: Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên và Xuân Lập để thành lập huyện Lâm Bình. Huyện Na Hang còn lại 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

7) Huyện Lâm Bình: nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Na Hang; Phía tây giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang; Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa; Phía bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Lâm Bình có diện tích 917,55 km², dân số năm 2020 là 51.421 người, mật độ dân số đạt 56 người/km².

– Về lịch sử: Địa bàn huyện Lâm Bình trước đây vốn thuộc hai huyện Na Hang và Chiêm Hóa. Theo Đại Nam nhất thống chí và các sách địa lý học lịch sử khác: Các đời Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009), Lý 1010 – 1225), Trần (1225 – 1400), địa bàn các huyện trên thuộc châu Vị Long.

 Huyện Lâm Bình có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lăng Can (huyện lỵ) và 9 xã: Bình AnHồng QuangKhuôn HàMinh QuangPhúc SơnPhúc YênThổ BìnhThượng LâmXuân Lập.

Về địa hình: Lâm Bình có địa hình hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thấp dần từ bắc xuống nam; bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế – xã hội hạn chế. Nằm trên vòng cung sông Gâm, Lâm Bình có nhiều dãy núi lớn. Núi đất và núi đá xen kẽ lẫn nhau, tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m, tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m).

Về Khí hậu: Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30°. Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 22độ, độ ẩm không khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình 1.800mm.

Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Lâm Bình thường hay có gió xoáy, gió lốc thất thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.

Về tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lâm Bình là 78.495,51ha; trong đó: Đất nông nghiệp: 71.214,65 ha, chiếm 90,72%, trong đó đất lâm nghiệp: 68.969,78 ha, chiếm 87,86%; đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47ha, chiếm 2,78%; Các loại đất khác: 7.280,86 ha, chiếm 9,28%. Diện tích đất nông nghiệp của huyện không lớn, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai, khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới và phát triển nghề rừng.

Rừng Lâm Bình có nhiều loại gỗ, dược thảo và muông thú quý, hiếm; đó là thế mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở thượng nguồn sông Gâm, rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác dụng của lũ, lụt đối với vùng hạ lưu.

Kinh tế – xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sL]

Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47 ha, các cánh đồng phần lớn nhỏ, hẹp, phân tán dọc các triền đồi, một số cánh đồng rộng nằm ở các xã: Thượng Lâm, Thổ Bình,… Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện tuy không lớn song mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng các loại cây ăn quả ôn đới.

Tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 17.375 tấn. Năng suất lúa 56,2 tạ/ha, năng suất ngô 38,7 tạ/ha. Hệ số sử dụng đất 2,1 lần. Diện tích cây chè đạt 247,3 ha,.. Đang triển khai một số cây trồng mới, như: Lúa lai, ngô lai; cây bông được trồng ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà,… Trong thời gian tới, chú trọng phát triển cây công nghiệp hàng hoá: Lạc, chè, mía và một số cây dược liệu.

Lâm nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn huyện có 68.969,78 ha đất lâm nghiệp. Rừng có nhiều loại gỗ, thảo dược và muông thú quý, hiếm.

Song song với khai thác, huyện thực hiện việc trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng, tập trung vào các loại cây chủ yếu: Quế, lát, mỡ, keo,… Sau khi thực hiện giao đất, giao rừng, toàn huyện có 68,985 ha rừng. Độ che phủ rừng đạt trên 70%.

Nông lâm nghiệp thủy sản[sửa | sửa mã nguồn]

Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: Bông, chè Shan, lạc… Chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò, ngựa, dê…Các loại cá có giá trị kinh tế cao như: Dầm xanh, Anh vũ, cá lăng, cá Chiên; nuôi cá Tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Độ che phủ rừng đạt trên 70%, có nhiều loài cây quý hiếm như: Đinh hương, nghiến, trai, sến…

Đàn trâu có 8.312 con, đàn bò 1.345 con, đàn lợn có 23.476 con. Thực hiện Dự án ương nuôi cá giống thả hồ chứa nước thủy điện Tuyên Quang. Đang triển khai những vật nuôi mới như: Cá tấm, cá lăng, cá rô phi đơn tính, phát triển 56 lồng cá trên hồ thủy điện, tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản năm 2013 đạt 331 tấn.

Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghiệp khai khoáng, chế biến nông, lâm sản,…

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 10.140 triệu đồng.

Thủ công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống:

  1. Nghề trồng bông chủ yếu ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là bông, vải sợi.
  2. Nghề dệt thổ cẩm ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là chăn, gối, địu, quần áo, khăn, túi thổ cẩm.
  3. Nghề đan lát mây, tre, giang ở xã Lăng Can, sản phẩm là: Mành cọ, khay, giỏ, đĩa,…
  4. Nghề gò, hàn, rèn ở các xã Thượng Lâm, Xuân Lập, Bình An với sản phẩm là dao, cuốc, xẻng, cày, bừa và các sản phẩm khác..
  5. Nghề mộc ở các xã Thượng Lâm, Lăng Can, Thổ Bình với sản phẩm là gỗ, ván, tủ, giường, bàn ghế…
  6. Các ngành nghề mới: Khai thác sỏi, cát ở xã Lăng Can, khai thác đá ở Thượng Lâm, Lăng Can; sản xuất gạch không nung chỉ ở các xã Lăng Can, Thổ Bình…

Dịch vụ, thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện có 3 chợ để trao đổi, mua bán các mặt hàng tiêu dùng và 16 điểm bán hàng chính sách xã hội. Các chợ tiêu biểu là:

  1. Chợ Thượng Lâm (trung tâm xã Thượng Lâm) họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hàng hoá tiêu biểu bán tại chợ là quần áo, giầy, dép, hàng nông sản, lương thực, thực phẩm.
  2. Chợ Lăng Can (trung tâm xã Lăng Can) họp vào thứ 7 hàng tuần.
  3. Chợ Hồng Quang (trung tâm xã Hồng Quang) họp vào thứ 5 hàng tuần.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Năm học 2013 – 2014: Toàn huyện có 26 trường học, trong đó:

  • Mầm non: 8 trường
  • Tiểu học: 8 trường
  • THCS: 8 trường
  • THPT: 2 trường.

Số lớp học của từng cấp học:

  • Mầm non: 120 nhóm lớp với 2.280 học sinh
  • Tiểu học 178 lớp với 2.548 học sinh
  • Trung học cơ sở 62 lớp với 1.790 học sinh
  • THPT: 21 lớp, với 837 học sinh.

Giáo viên:

  • Mầm non: 199 (cán bộ quản lý: 21, giáo viên: 170, nhân viên: 8)
  • Tiểu học: 251 (cán bộ quản lý: 22, giáo viên: 220, nhân viên: 9)
  • THCS: 155 (cán bộ quản lý: 16, giáo viên: 128, nhân viên: 11)
  • THPT: 53 (cán bộ quản lý: 4, giáo viên: 47, nhân viên: 2).

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, huyện có 1 bệnh viện đa khoa, với 50 giường bệnh và 8 trạm y tế xã với 40 giường bệnh.

Huyện có 12 bác sĩ; 52 Y sĩ; 23 điều dưỡng, nữ hộ sinh; 5 dược sỹ.

Bưu chính viễn thông[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện có 2 Bưu cục cấp III:

  • Bưu cục Lăng Can phụ trách quản lý mạng bưu chính trên toàn huyện
  • Bưu cục Thượng Lâm.

Với 5 điểm bưu điện văn hoá xã gồm: Khuôn Hà, Xuân Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.

Đường thư vận chuyển đi Tỉnh lỵ mỗi ngày 1 chuyến. Duy trì phát công văn, thư báo đến 100% các xã, các cơ quan, đơn vị trong huyện hàng ngày.

Huyện có 1 Đài truyền thanh – Truyền hình, 1 trạm thu phát sóng truyền hình ở xã Thượng Lâm. Đã lắp đặt và đưa vào sử dụng các trạm truyền thanh không dây ở 8/8 xã.

Điện khí hoá nông thôn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1996, mạng lưới điện quốc gia được đưa vào sử dụng và hoạt động ổn định. Đến nay, đường điện đã đến 100% xã với 100 km đường dây 35 kV; 108 km đường dây 0,4 kV và có 44 trạm biến áp.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Tên địa bàn huyện có 7 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp Quốc gia: Chùa Phúc Lâm, xưởng Quân khí H52, hang Phia Vài, động Song Long, thác Nặm Me, thắng cảnh Thượng Lâm, Đền Pú Bảo.

  • Du lịch tâm linh: di tích chùa Phúc Lâm, đền Pú Bảo,…
  • Du lịch sinh thái: Lâm Bình có rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú, bảo tồn được nhiều loại động vật quý hiếm; danh thắng 99 ngọn núi, thác Nặm Me,… là tiềm năng để phát triển. Vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang: Hòn Cọc Vài, thác Khuổi Slung, động Song Long, hang Phia Vài, xưởng Quân khí H52.
  • Du lịch văn hóa: Hàng năm, vào tháng Giêng có lễ hội Lồng tông ở Thượng Lâm, Lăng Can với các hoạt động: Lễ xuống đồng, hội tung còn, đánh pàm, đánh yến, đẩy gậy, kéo co; biểu diễn then, cọi, quan làng của người Tày; hát páo dung của người Dao; thổi khèn lá, múa khèn của người Mông, lễ nhảy lửa huyền bí của người Pà Thẻn ở Hồng Quang, lễ giã cốm của dân tộc Tày. Năm 2012, lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
  • Du lịch danh lam thắng cảnh: Lâm Bình có danh thắng 99 ngọn núi, Cầu Da (xã Thượng Lâm

 Là người Tuyên Quang, chắc chắn bạn sẽ tự hào khi đọc những dòng chữ viết về Tuyên Quang trong Thư tịch cổ: “Đây là xứ sơn kỳ thủy tú, vạn vật tốt tươi, mặt người tươi đẹp, ruộng nhiều lúa chín, đất nở đầy hoa, chim kêu vượn hót, thuốc quý tiềm tàng, sơn hào vô tận, không thứ gì là không có nhờ khí hạo nhiên…, xem như nơi đây có nguồn thiêng hội tụ, vui nước an dân, hợp đức thánh nhân…”; và bạn sẽ thêm yêu quê hương, đồng thời thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp./.

Join The Discussion

Compare listings

Compare