Di tích – Danh thắng điểm nhấn giúp BẤT ĐỘNG SẢN TUYÊN QUANG phát triển vượt bậc

Di tích – Danh thắng điểm nhấn giúp BẤT ĐỘNG SẢN TUYÊN QUANG phát triển vượt bậc

Là một tỉnh miền núi phía bắc của Tổ quốc, Tuyên Quang là mảnh đất có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và giàu có, có vị trí quốc phòng quan trọng trong lịch sử.  Đây là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, có nhiều di tích lịch sử và phong tục tập quán lâu đời. Một miền quê có trên 40 ngọn núi, 3 con sông lớn, nhiều thác nước như những kỳ công của thiên tạo và nhiều đền chùa, đình miếu được ghi vào sử sách từ bao đời nay. Tuyên Quang lại là cái nôi của cách mạng là “thủ đô kháng chiến” với Tân Trào lịch sử và chiến thắng sông Lô, Cầu Cả, Bản Heng v.v… mãi mãi đi vào lịch sử như những bài ca bất hủ. Tất cả làm sáng lên bức tranh về phong cảnh đẹp xứ Tuyên. Đến với danh lam thắng cảnh Tuyên Quang là đến với xứ sở tiềm tàng cái đẹp với sức sống phồn vinh và dấu tích những chiến công oanh liệt.

I. DI CHỈ HANG PHIA VÀI 

Trong quá trình xây dựng thuỷ điện Tuyên Quang đã có nhiều di chỉ được khai quật, trong đó có hang Phia Vài thôn Cóc Ngận xã Xuân Tiến huyện Nà Hang, cách huyện lỵ khoảng 45 km.Vị trí hang không xa khu dân cư. Hang nằm cách mặt đất khoảng 10 mét, cửa nhìn ra hướng đông, phía sông Gâm.Trần hang là một mái đá nghiêng, tạo với nền hang một góc 75 độ. Hang có diện tích 60 mét, chiều dài 15 mét, sâu 4 mét.  

 

Kết quả khai quật đã thu được hàng ngàn công cụ đá với nhiều loại: rìa lưỡi xiên, chopper rìa lưỡi xiên, chopper rìa lưỡi ngang dùng vào việc cắt gọt. Những công cụ hình móng ngựa, công cụ mũi nhọn chế tác từ hòn cuội hình bầu dục thon dài, rìa lưỡi ghè phía đầu hẹp hòn cuội, lưỡi khá mỏng khoảng 35 độ. Công cụ có chức năng đào đất. Những công cụ hình chữ U, vết mòn sử dụng rất mỏng và sắc. Phần rìa còn lại ghè đều khắp, nhỏ, hướng tâm, rìa lưỡi sắc mỏng, góc lưỡi 15 độ. Công cụ này hình dáng khá đẹp, giống rìu ngắn Hoà Bình, dùng để chặt, đẽo. Những công cụ hình đĩa (dạng Sumatralith) chế tác từ hòn cuội gần tròn, một mặt nguyên vỏ cuội, một mặt ghè bóc hết. Rìa lưỡi có tu chỉnh góc lưỡi 45 độ. Lại có những công cụ hình bầu dục chế tác từ hòn cuội hai đầu không đều nhau, dạng Sumatralith khá tiêu biểu. Khối lượng mảnh tước thu được rất lớn, đó là dấu vết  một công trường chế tác công cụ có nhiều lao động và hoạt động trong một thời gian dài. 

Tại Phia Vài Cũng phát hiện những bếp lửa hình tròn, nhiều than tro, xương răng động vật và đồ gốm. Nhiều hạt quả được tìm thấy, trong đó có hạt trám. Trên các mảnh gốm có dấu vết trang trí đơn giản. Những hiện vật  thu được có những hòn son, chưa rõ công dụng. Tuy nhiên ở đây vắng bóng lớp vỏ ốc dày thường gặp ở hầu khắp các di chỉ cùng thời đại. Rõ ràng đây vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tác công cụ. Loại hình di chỉ này ít thấy ở khu vực Đông Nam á.

Đặc biệt mộ táng được phát hiện trong lòng di chỉ. Bộ hài cốt hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn, là một phụ nữ tuổi khoảng 45 đến 50. Căn cứ vào sự sắp xếp hài cốt cho thấy người chết được chôn ngồi kiểu bó gối. Bên cạnh hài cốt, có vài ba công cụ đá, có thể là hình thức tuỳ táng, những đồ vật mang theo người vào loại tinh xảo, đẹp nhất. Do vậy, có thể đoán người Phia Vài đã phát triển đến trình độ tư duy trừu tượng về một cuộc sống khác, người được chôn cất còn cần mang theo.

Đặc biệt, trong bé hài cốt mỗi hốc mắt có một con ốc biển. Loại ốc không tìm thấy quanh vùng. Giả thiết, đã xuất hiện quan niệm về một cuộc sống ở thế giới bên kia. Chủ ý đặt ốc biển vào hốc mắt khi cơ thể đã phân huỷ thì vỏ ốc thay vào vị trí con ngươi, người đó vẫn có đôi mắt. Điều đó  gợi mở cho việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển quan niệm về thế giới tâm linh của con người. 

Căn cứ loại hình công cụ lao động, phương thức chôn cất của người nguyên thuỷ, sơ bộ xếp di chỉ Phia Vài vào nền văn hoá Hoà Bình thuộc thời đại  hậu kỳ đồ đá cũ. Niên đại cách nay 12.000 năm. Đây là di tích khảo cổ có dấu tích cổ nhất của người nguyên thuỷ trên đất  Nà Hang.

2.  DI CHỈ HANG PHIA MỒN     

Phia Mồn ở xã Sơn Phú, huyện Nà Hang, cách huyện lỵ hơn 30 km, thuộc khu A, về phía tả ngạn sông Năng, một chi lưu lớn của sông Gâm. Hang ở lưng chừng núi, mái đá lớn, nền hang khô ráo. Tầng văn hoá dày từ 50 đến 60cm gồm hai lớp chồng lên nhau, giữa chúng không có lớp gián cách. Nằm dư­ới là lớp văn hoá sớm, độ dày không đều, từ 20 đến 30 cm. Trong lớp văn hóa này cã nhiều vỏ ốc núi cùng x­ương răng những loại thú nhỏ, cho thấy khả năng săn bắt của người Phia Mồn còn hạn chế. Bộ công cụ đá phong phú, tiêu biểu là loại rìu ngắn, công cụ hình bầu dục đư­ợc chế tác từ đá cuội sông, suối với kỹ thuật ghè đẽo khá thuần thục. Vò đặc trư­ng kỹ thuật chế tác lớp văn hoá sớm Phia Mồn thuộc văn hoá Hoà Bình muộn, có niên đại cách ngày nay khoảng từ 6.000 đến 7.000 năm.

Lớp văn hoá muộn nằm phía trên, có độ dày không đều từ 15 đến 35 cm, chứa nhiều tàn tích thức ăn của ngư­ời tiền sử như vỏ ốc suối, trai hến và xương răng động vật, có những loài thú lớn, cho thấy kỹ năng săn bắt của chủ nhân lớp văn hóa muộn Phia Mồn có bước tiến bộ hơn.

Dấu tích than tro, hạt thực vật để lại khá nhiều. Công cụ lao động lớp văn hóa muộn đã có sự tiến bộ vượt bậc. Những chiếc rìu đá gồm rìu có vai, rìu tứ giác, những con dao đá đ­ược mài nhẵn. Kỹ thuật mài hết sức tinh xảo, độ bén của những con dao Phia Mồn có thể so sánh với những con dao thời đại đồ sắt. Những mảnh gốm đư­ợc phát hiện trong lớp này khá dày, thô, nặn bằng tay, được nung ở nhiệt độ cao hơn, do đó có độ bền hơn. Sự trang trí trên đồ gốm thể hiện rõ ở những hoa văn thừng. Hiện vật thu được còn có một số mẫu đất nung, màu ngà, dạng tròn hình viên phân, có lỗ ở giữa, giả thiết là tiền thân cạp chì lưới đánh cá. 

Tại di tích Phia Mồn cũng phát hiện đư­ợc một bộ hài cốt trong mộ táng. Chiều cao di cốt 165cm. Cách mai táng khác với ở Phia Vài. Người chết được chôn trong tư­ thế nằm ngửa, hai tay để xuôi. Đồ chôn theo có một vài chiếc rõu đá mài nhẵn và đồ gốm hoa văn thừng. Đặc biệt ng­ười tiền sử đã  biết kè đá xung quang di cốt, tạo nên một huyệt mộ hình bầu dục. Đây là hiện tư­ợng hiếm gặp trong các di tích hậu kỳ đá mới vùng núi phía Bắc nư­ớc ta.

Dựa vào trầm tích văn hoá và di vật đồ đá và đồ gốm, b­ước đầu xác định  lớp văn hoá muộn Phia Mồn thuộc giai đoạn hậu kỳ đồ đá mới, có niên đại  khoảng 4.000 năm. Với sự tồn tại hai lớp văn hóa Phia Mồn một di chỉ cư­ trú của cư­ dân tiền sử thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, chứa đựng nhiều cứ liệu giúp cho việc tìm hiểu nhiều mặt đời sống vật chất và tinh thần của người xư­a.

Di chỉ Phia Vài và Phia Mồn làm cho bản đồ khảo cổ Tuyên Quang hình thành một cách rõ nét. Nà Hang trước nay chỉ tìm thấy một số công cụ đá, công cụ đồng ngoài tầng văn hoá. Sự phân bố này là đáng chú ý. Phia Vài nằm ở hữu ngạn sông Gâm, cách bờ khoảng 1km, Phia Mồn nằm trong lưu vực sông Năng phía tả ngạn sông Gâm, cách bờ khoảng 3 km. Hai di chỉ cách nhau chừng 20 km, có niên đại cách  hàng vạn năm. Do vậy, có thể còn tìm thấy những di chỉ khác có niên đại giữa khoảng cách hai thời kỳ đồ đá cũ và mới ở lưu vực thượng nguồn sông Gâm, sông Năng. Các phát hiện khảo cổ cho thấy từ hàng vạn năm trước những bộ lạc cổ xưa từng nối tiếp nhau cư trú trên mảnh đất Tuyên Quang.

3. Chùa bảo Ninh sùng Phúc      

Những năm 60 thế kỷ XX, tại gò Khuôn Khoai, thôn Vĩnh Khoái, xã Yên Nguyên nhân dân phát hiện một tấm bia đá, thuộc phía nam huyện Chiêm Hóa, cách thị xã Tuyên Quang 45 km, tiếp giáp với  các xã Hòa Phú huyện Chiêm Hóa, Bình Xa huyện Hàm Yên. Chữ khắc trên bia còn đọc rõ. Bia được làm bằng phiến đá xanh cao 1,45m, rộng 0,80m, đặt trên lưng con rùa đá. Trán bia trang trí hình rồng, mây. Hai bên thân trang trí những vòng tròn dọc theo chiều dày của bia. Đầu bia có dòng chữ lớn : Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi nghĩa là bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Tại nơi đặt bia còn dấu tích của một công trình kiến trúc lớn với những phiến đá tảng, những mảnh ngói lẫn trong đất.

Chùa được dựng năm Đinh hợi (1107) dưới triều Lý Nhân Tông.Về địa điểm của chùa, văn bia ghi: “Thái phó dắt hương lão, xem hướng ở góc quận chọn đất phía nam H#n Lộc, bắc giáp Mẫu Cung làm nơi dựng chùa”. Đến nay chưa xác định được địa danh Hãn Lộc, tuy nhiên thị trấn Chiêm Hóa  có tên là Vĩnh Lộc, xã Yên Nguyên ở về tây nam Vĩnh Lộc, vậy Hãn Lộc có thể là Vĩnh Lộc. Người soạn bia là tiến sĩ Lý Thừa Ân, sống dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072- 1127) và Lý Thần Tông ( 1128-1137), chức Triều thỉnh đại phu, thượng thư viên ngoại lang. Bên cạnh  phần giáo lý nhà Phật, nội dung  bia nói về gia thế của dòng họ Hà từng 15 đời làm tri châu Vị Long (tức huyện Chiêm Hóa ngày nay), hai đời làm quan đến chức Thái Bảo và Thái Phó. Một trong hai người đó là Hà Di Khánh. Nhân lúc vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống tập trung lực lượng tại các trấn thành phía nam, chuẩn bị xâm lược nước ta. Tháng 10 năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt thống lĩnh 10 vạn quân chia hai đạo thủy bộ tấn công vào đất Tống nhằm chặn mưu đồ của giặc. Binh mã châu Vị Long do châu mục chỉ huy là lực lượng quan trọng trong cuộc tấn công. Sau 42 ngày đêm công phá, quân ta đã chiếm được châu Ung, châu Khâm, châu Liêm, trong đó châu Ung là căn cứ quân sự lớn nhất. Sau khi phá huỷ kho tàng khí giới, lấy đá lấp sông ngăn chặn sự vận chuyển của đối phương Lý Thường Kiệt rút quân về. Cuộc tấn công có tác dụng làm suy giảm lực lượng và phương tiện chiến tranh của quân Tống.                                                                                                                                          

Văn bia ghi: “Thân phụ Thái phó chỉnh đốn vương sư đánh sang ảiBắc, vây thành Ung cho bõ giận, bắt tướng võ, dâng tù binh, do đóđược nhà vua ban chức Hữu đại liêu ban đoàn luyện xứ”. Nhờ công lao của cha nên Hà Hưng Tông năm 9 tuổi được kết làm em vua Lý, năm 10 tuổi (1078) được phong chức Tả đại liêu ban và kết duyên với công chúa Khâm Thánh, năm 1086 được nối tước Thái Phó kiêm tri châu Vị Long. Văn bia khớp với sử liệu phản ánh một hiện thực triều Lý là chính quyền phong kiến được củng cố từ các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đến nhà Lý bằng cả bạo lực và chính trị. Một mặt dùng quân sự dẹp các cuộc nổi dậy, một mặt thi hành chính sách ràng buộc bằng hôn nhân và phong chức tước. Tù trưởng nhận chức tước của triều đình thể hiện vùng đất này đã nằm trong hệ thống hành chính của Nhà nước thống nhất. Trai tráng các dân tộc châu Vị Long do tù trưởng họ Hà chỉ huy dưới sự thống lĩnh của Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống xâm lược là một cứ liệu về truyền thống đoàn kết giữ nước của các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Di tích chùa Bảo Ninh Sùng Phúc xếp hạng quốc gia tại quyết định số 95, ngày 24- 1-1998. 

IV. CHÙA PHẬT LÂM    

Di tích chùa Phật Lâm nằm trên Gò Chùa ở lưng chừng núi Man thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán huyện Yên Sơn, cách thị xã Tuyên Quang 18 km về hướng tây nam. Kết quả khai quật, cho thấy tại đây từng tồn tại một ngôi chùa qui mô lớn. Diện tích khuôn viên chùa 2.000 m vuông. Trên nền có những viên đá tảng hình vuông, cạnh 60 cm, cao 30 cm. Phía trước nền có một khoảng sân rộng, lát gạch vuông. Để tạo mặt bằng khuôn viên người ta san đồi rồi kè đá. Phát hiện quan trọng nữa là tìm được một cây tháp đất nung. Phần móng hình vuông, mỗi cạnh 2m. Đế tháp có dáng một bông sen lớn mở cánh. Tháp có 9 tầng, được đánh số thứ tự, đánh dấu bốn hướng để khi lắp ghép được dễ dàng. Mỗi tầng tháp gồm tường và mái. Tường tháp do nhiều khối gạch trang trí hoa chanh ghép lại, ở giữa có trổ một cửa sổ hình vuông. Các góc tường trang trí hình đầu người mình chim đội mái. Tầng lớn nhất, cao 60cm, rộng 50 cm. Càng lên cao tháp được thu nhỏ dần lại. Tầng trên cùng, mái và tường liền một khối, cao 20cm, cạnh vuông 45 cm. Xung quanh chân tháp là khoảng sân rộng lát gạch khổ lớn. Đây là nơi để thực hiện các nghi lễ cầu siêu. Bao quanh sân có đường gạch chỉ lòng máng trang trí hoa mẫu đơn nổi. Phía ngoài đường gạch chỉ lại lát thêm 2 đường gạch vuông, trên đó dựng lan can, cao 45cm, dày 15 cm, chân rộng 20 cm. Căn cứ khoảng cách giữa các viên gạch chỉ góc, có thể biết sân rộng 9m dài 18 m. Qua khoảng sân có lối lên thềm và lên nền chùa theo cửa phụ. Các toà tháp khác bằng gốm men trắng, men xanh, men nâu có hình tượng Phật. Có những mảng gạch trang trí những đường tròn khắc chìm, bên trong là hình lưỡng long chầu nguyệt. Những mảng trang trí khác phủ men xanh, chạm nhiều hình Phật. Đặc sắc hơn cả là hình những nữ thần chim đắp nổi ở mặt ngoài tầng đế tháp. Số hiện vật có nhiều mảng thân, chân, đuôi rồng. Rồng có thân khá mập, uốn cong, nhiều vảy, chân nhiều ngón. Một loại gạch lần đầu tiên phát hiện thấy ở Việt Nam là gạch bó vỉa nền chùa. Có hai loại: Những viên bó đường thẳng hình ống máng, giống như ngói bò, trang trí cúc dây liên hoàn và những viên bó góc hình cánh sen. Khớp nối vuông góc, khít khao tỏ rõ trình độ tạo hình cũng như kỹ thuật nung rất cao. Vật liệu lợp chùa là ngói mũi lá nhiều kích cỡ. Điều đặc biệt nữa phát hiện số lượng lớn các loại đinh sắt đóng dui mè. Đây cũng là lần đầu xác định được kỹ thuật sử dụng loại ngói này trong các mái cổ của kiến trúc chùa Việt.

Trong di chỉ khảo cổ chùa Phật Lâm còn những đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, sành sứ và nhiều khối trang trí bằng đất nung hình đầu rồng, chân thú, đuôi chim phượng niên đại từ thế kỷ XIII đến thế kỷ  XV. 

Chân đồi phía nam, cách nền chùa khoảng 200 m có một giếng cùng niên đại với ngôi chùa. Giếng hình tròn, đường kính trong 1,31 m, đường kính ngoài 1,53m.Gạch giếng dày 11cm, hai mặt trong ngoài khác nhau. Mặt ngoài hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm. Mặt trong hơi lõm hình lòng máng, khi ghép lại tạo thành hình tròn thân giếng một cách khéo léo. Chắc chắn đây là loại gạch chuyên dùng xây giếng.

Chùa Phật Lâm được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII- XIV) có giá trị rất lớn về kiến trúc, kỹ thuật chế tác vật liệu, kỹ thuật xây dựng, trang trí mỹ thuật và về sự phát triển của đạo Phật tại một địa phương xa kinh thành Thăng Long như Tuyên Quang.   

5. ĐỀN HẠ      

Đền Hạ thuộc phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang, trước mặt là sông Lô, xa xa phía sau là núi Là làm thế tựa. Vị trí này được miêu tả trong câu đối ở đền:

Lô Giang tại kỳ tiền

La Sơn tại kỳ hậu

Nghĩa là:  Sông Lô ở trước mặt. Núi Là ở sau lưng.

Trải qua các thời, kỳ đền có tên gọi khác nhau. Đời Lý gọi là đền Tam Kỳ. Cổng đền còng chữ “Tam Kỳ từ”. Đời Trần có tên là đền Hiệp Thuận. Lúc đó đền thuộc thôn Hiệp Thuận xã ỷ La, huyện Hàm Yên. Đời Hậu Lê mới có tên là đền Hạ như ngày nay. Căn cứ vào dòng chữ trên thượng lương: “Ngày 28 tháng 6 năm Mậu Ngọ, ngày tốt đặt cây thượng lương ”, xác định được niên đại xây dựng đền với quy mô lớn là năm Mậu Ngọ (1738), đời vua Cảnh Hưng. Hiện vật cổ nhất trong đền là một chiếc chuông lớn. Minh chuông ghi: Triều vuaCảnh Hưng vạn vạn năm, năm thứ hai mươi, năm Kỷ Mão chính đông, ngày tốt đúc xong kính báo ”. Kỷ Mão là năm 1759, đời vua Lê Hiển Tông. Căn cứ niên đại trên chuông có thể thấy đền được xây dựng vào thời Lê. Đền thờ hai công chúa là Ngọc Lân và Phương Dung. Ngọc Lân còn có tên là Mai Hoa, Phương Dung còn có tên là Qùynh Hoa. Theo truyền thuyết hai nàng theo vua đi kinh lý. Thuyền đỗ bờ sông, về đêm trời nổi giông tố hai nàng bay về trời. Từ đó nơi đỗ thuyền được chọn lập đền thờ. Thần phả về lễ hội đền Hạ liên quan đến lễ rước đền Thượng (Tràng Đà) và đền ỷ La. Lễ hội đền Hạ vào 12 tháng 2 (âm lịch) và tháng 7. Mở đầu lễ rước Thần đền Thượng và Thần đền ỷ La về hợp tế, ngày 12 và 13 quan tế, ngày 14 và 15 dân tế; ngày 16 từ đền Hạ rước hoàn cung đền Thượng và đền ỷ La. Hành trình lễ rước có thể hình dung sự ra đời của ba ngôi đền như sau: Đền Hạ được xây trước tiên thờ cả hai công chúa theo truyền thuyết. Do quan niệm “sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ”, nên nhân dân xây thêm đền Thượng để thờ Mai Hoa công chúa. Gặp thời giặc dã, phải đem thần chủ đền Hạ chạy loạn, dựng tạm nơi thờ. Khi đất nước yên bình rước thần chủ trở về đền Hạ, tại nơi đền tạm cầu khấn vẫn linh thiêng, vì thế lại xây đền ỷ La bền vững.  Như vậy đền Hạ và đền ỷ La thờ cùng một thần chủ là công chúa Phương Dung. Kiến trúc của đền (năm 1878) theo lối nội công ngoại quốc, hướng chính đông, nhìn thẳng ra sông Lô. Trước sân chầu là hệ thống cổng phụ có bốn trụ. Trên mỗi đỉnh trụ gắn một con phượng đắp nổi. Cạnh sân chầu có hai miếu gọi là lầu cô. Tiếp đến là lầu tế, thờ Đệ nhị Thượng ngàn. Rồi đến tam Phủ thờ Đệ nhất thượng ngàn. Gian chính bố trí hình chữ Tam (º) gồm ba cung. Trong cung, trên bệ thờ đặt một bộ đỉnh, trong #òn treo chu#ng, kh#nh. Nghệ thuật kiến trúc nổi bật ở phần chạm khắc gỗ. Tất cả cột, kèo, thượng lương, cửa võng, cửa xếp đều được chạm trổ tinh xảo. Đề tài chính là tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Trên thân cột chạm hình long giáng thủy cung. Đặc biệt những hình cây, hình hoa đục rỗng trên cửa võng mềm mại như tranh vẽ. Các pho tượng thờ có giá trị nghệ thuật rất lớn. Cả thảy còn lại sáu pho tượng bằng gỗ mít. Các pho tượng bà chúa Thượng ngàn toát lên vẻ thanh tao. Các tư thế của tay, các nếp khăn áo đều được bàn tay khéo léo của người thợ thể hiện rất sinh động. Hình trang trí trên chuông, khánh, đỉnh đạt đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc, quai chuông hình rồng uốn khúc mềm mại.

Cứ mỗi năm đến trung tuần tháng 2 và tháng 7, người từ bốn phương kéo đến hành hương đông như nước chảy. Hội còn có các trò: Hát đối trống quân, bắt trạch trong chum, đánh cờ người, bơi chải, đánh đu, vật, chọi gà, ném còn. Đền Hạ là di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng là di tích cấp quốc gia tại quyết định số 1009, ngày 26-7-1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin.

6. THÀNH NHÀ MẠC

Thành nhà Mạc nằm giữa hai khu phố Xuân Hoà và Tam Cờ, thuộc địa phận phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang, được xây dựng vào năm 1592 dưới thời Mạc Mậu Hợp. Thành  xây theo kiểu hình vuông, mỗi bề dài 275 m, tường thành cao 3,5m, dày 0,8m. ở giữa mỗi mặt thành có một cửa bán nguyệt mở ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Trên cửa xây tháp, mái lợp bằng ngói vảy. Bên trong tường thành có một con đường nhỏ để tiếp đạn dược, cấp cứu, tải thương. Gạch xây thành bằng đá ong chứa quặng sắt, rất rắn. Ngoài cùng bao thành là một lớp hào sâu ngập nước. Đầu đời Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm, xây bằng loại gạch nhỏ. Trong thành chếch về hướng bắc có đồi Thổ Sơn cao gần 50 mét dốc đứng, rất tiện cho việc quan sát và cố thủ khi bị bao vây. án ngữ bên bờ sông Lô, nằm trên trục giao thông thuận lợi, địa hình và cấu trúc làm cho thành trở nên một vị trí quân sự trọng yếu. Đã có nhiều sự kiện  lịch sử diễn ra trong thành nhà Mạc:

Vây hãm  quân Pháp tám tháng: Năm 1884, quân Pháp đánh chiếm Tuyên Quang.  đồng bào các dân tộc do Lãnh Chân, Đốc Thịnh chỉ huy cùng với quân của Lưu Vĩnh Phúc, vây hãm quân địch trong thành, chặn đánh chiến thuyền tiếp tế, nã đạn và đào nhiều đường hầm, dùng thuốc nổ để công phá. Từ tháng 8 năm 1884 đến tháng 4 năm 1885 quân địch luôn bị thiếu lương ăn, nước uống, bị sốt rét, kiết lỵ hoành hành. Trong số 600 tên địch có 200 tên bị diệt, hơn 300 tên bị thương.

Kết hợp đấu tranh vũ trang và chính trị buộc quân Nhật  đầu hàng. Lúc 2 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ huy ủy ban khởi nghĩa tỉnh, quân Giải phóng, tự vệ địa phương chia làm 2 mũi nhanh chóng đánh chiếm dinh tỉnh trưởng, trại bảo an, nhà bưu điện, sở kho bạc, chỉ còn thành nhà Mạc do đóng trại. Ngày 20/8, quân Giải phóng vừa chặn đánh quân Nhật  từ Hà Giang xuống vừa tập trung lực lượng tấn công vào thành cổ, tổ chức đông đảo quần chúng tuần hành thị uy. Ngày 21/8, quân Nhật buộc phải đầu hàng. Ngày 24/8, hàng vạn nhân dân tham gia mít tinh. ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của tỉnh Tuyên Quang tuyên bố thành lập.

Hai lần chứng kiến quân Pháp thất bại: Đêm 21/11/1947, để tránh những đòn truy kích, quân Pháp bỏ lại toàn bộ quân trang quân dụng, âm thầm rút khỏi thị xã Tuyên Quang. Ngày 23/12/1947, lễ mừng chiến thắng tổ chức tại sân vận động, kỳ đài lớn dựng tựa vào Thổ Sơn. Đồng chí Võ Nguyên Giáp Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam chuyển lời khen ngợi của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, gắn huân chương lên quân kỳ các đơn vị lập công và  đọc bản nhật lệnh: “Tuyên Quang cùng Phủ Đoan, Bình Ca, Khe Lau trên bờ sông Lô đã oanh liệt chiến thắng thủy quân và lục quân của giặc ”.Tháng 5 năm 1949, Bộ chỉ huy Pháp mở cuộc hành quân Pô-môn đánh lên Phú Thọ -Tuyên Quang. Pháo binh ta từ các vị trí ghềnh Quýt, Tràng Đà, làng Giao bắn vào quân địch trong thành cổ. Bị bao vây, tập kích từ nhiều phía, ngày 17/5/1949, địch vội vã rút chạy khỏi thị xã Tuyên Quang.

Ngày 20/3/1961, tại sân vận động chân núi Thổ Sơn, nhân dân Tuyên Quang mít tinh đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm và làm việc.  Di tích thành nhà Mạc được xếp hạng cấp quốc gia theo quyết định 1548, ngày 30-8-1991 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

 7. Thành Nhà Bầu

Thành nhà Bầu ở xã An Khang, huyện Yên Sơn. Xã An Khang nằm bên hữu ngạn sông Lô, cách trung tâm thị xã 8 km về phía  nam, cách bến Bình Ca chừng 400 m. Chúa Bầu là tên tôn xưng của Vũ Công Mật, một trong hai thủ lĩnh cát cứ vùng đất Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai vào cuối triều Lê. Thành xây trên một một dải gò cao rộng khoảng 5 km2, là một công trình quân sự hiểm yếu. Khảo sát kiến trúc của phế tích thấy còn nhiều đoạn thành, có đoạn là đất đắp, có đoạn xây gạch, đường lên lát những phiến đá xanh lớn. Gạch xây thành kích thước lớn là vật liệu xây dựng thời Lê. Thành có quy mô khá lớn và bền vững. ở khu vực này tìm thấy một tấm bia chữ bị mờ và rất nhiều đạn đá đường kính từ 2 – 3 cm. Sử sách chép thành nhà Bầu ở An Khang do chúa Bầu chỉ huy xây dựng với ý định lập đại bản doanh để rồi đóng đô. Đoạn sông Lô chảy qua Bình Ca có khúc uốn hình chữ U, hiện còn một mạch đất trũng, nơi ấy do chúa Bầu đào sông làm hào. Một khi công việc hoàn tất thì toàn bộ khu vực của thành được sông Lô bao bọc. Lấy sông làm hào là một ý định táo bạo, độc đáo về mặt phòng thủ của họ Vũ. Nhưng công trình chưa hoàn thành thì lực lượng của họ Vũ bắt đầu suy yếu.

Hai anh em Vũ Công Uyên, Vũ Công Mật quê ở làng Ba Đông hạ, xã Đồng Quang huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Năm 1522, do bị ức hiếp, Uyên giết tên xã quan tàn ác rồi cùng em trốn chạy lên mạn ngược. Theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục thì lúc mới nổi dậy, Vũ Công Mật ở xã Khổng Tuyền (thuộc khu vực xã Hồng Lạc thuộc huyện Sơn Dương ). Khởi nghiệp từ Khổng Tuyền sau đó anh em Uyên, Mật chuyển đến xóm Khuôn Bầu xã Đại Đồng châu Thu Vật (huyện Yên Bình ngày nay).Trước cảnh triều chính đổ nát, Uyên và Mật tập hợp dân chúng nổi lên giết quan lại đánh chiếm huyện đường châu Thu Vật, mở đầu cuộc khởi nghĩa chống triều đình nhà Lê. Vũ Công Uyên tự xưng là đô tướng rồi hợp lực với Mạc Đăng Dung chống nhà Lê. Thế lực họ Vũ dần mạnh lên. Nhận thấy Mạc Đăng Dung không được quan lại nhà Lê ủng hộ, họ Vũ bèn dương cờ phò Lê cự Mạc. Vua Lê Chiêu Tông phong Vũ Công Uyên làm Đô thống sứ, tước Khánh dương hầu. Vũ Công Uyên mất, trao quyền cho Vũ Công Mật. Vua Lê phong cho Mật chức Gia quốc công thế tập, cho cai quản một vùng đất rộng gồm Tuyên Quang và các huyện Lâm Thao, Đoan Hùng, Đà Dương (Sơn Dương). Mật truyền cho con là Nhân quận công Vũ Công Kỷ. Tiếp đến Tụ quận công Vũ Công ứng, Tống quận công Vũ Công Sực, Khoan quận công Vũ Công Tuấn. Công Tuấn quay lại chống nhà Lê, bị Chúa Trịnh đánh bại vào năm 1667. Họ Vũ khởi lên trải 5 đời, ngót 150 nầm ngang 7 đời vua Lê từ Lê Trang Tông đến Lê Huyền Tông, với 6 đời chúa Trịnh, từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Tạc, ngang 10 đời nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Kính Vũ. ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái nay còn dấu tích nhiều thành lớn nhỏ mang tên thành nhà Bầu, đều do họ Vũ xây đắp để chống nhà Mạc như thành Đại Đồng, thành Nghị Lang. Xã An Khang nay còn những tên xóm liên quan đến hoạt động của chúa Bầu như xóm Thúc Thủy là nơi hội quân đường sông, xóm Trường Thi là nơi tuyển chọn nhân tài. Những dấu vết của thành nhà Bầu là cứ liệu giúp tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử Tuyên Quang. 

8. KHU DI TÍCH TÂN TRÀO 

  Khu di tích thuộc xã Tân Trào huyện Sơn Dương, cách huyện lỵ 12 km. Tháng 3 năm 1945, Phân khu ủy Nguyễn Huệ lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giải phóng một vùng rộng lớn từ Thái Nguyên đến Tuyên Quang. Tân Trào địa thế hiểm yếu, tiến thoái công thủ đều dễ dàng. Từ đây có đường đi  nhiều ngả về xuôi lên ngược, sang hai phía đông tây. Mùa hè năm 1945, tình thế cách mạng thế giới và trong nước lên cao. Ngày 4, tháng 5, Bác Hồ dời Pác Bó, chuyển đến làng Kim Long, xã Tân Trào, châu Tự Do, tỉnh Tuyên Quang. Khu di tích Tân Trào có những di tích quan trọng sau:

Đình Hồng Thái là đình làng Cả, dựng năm 1918, cột gỗ, mái lá cọ. Đình mang tên liệt sĩ Phạm Hồng Thái, khi đến Tân Trào Bác Hồ dừng chân đầu tiên ở đình này. Đình cũng là nơi đón tiếp các đại biểu dự Quốc dân đại hội và là trụ sở Ban bảo vệ A.T.K (An toàn khu).

Lán Nà Lừa ở khu rừng Nà Lừa, làm bằng tre nứa. Từ đây Bác Hồ triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945 quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, quyết định Tân Trào là thủ đô khu Giải phóng; thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng; chỉ đạo làm sân bay Lũng Cò. Tháng 7, Bác Hồ bị mệt nặng, các đồng chí phục vụ và bà con địa phương chăm sóc Bác. Bác nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”.

Địa điểm Hội nghị Đại biểu toàn Đảng cũng ở rừng Nà Lừa, họp từ ngày 13, đến ngày 15/ 8/1945. Hội nghịquyết định tổng khởi nghĩa, và đường lối đối nội, đối ngoại, thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và  nội dung Quốc dân đại hội.

Lán Đồng Minh gần nơi ở của Bác Hồ. Nhằm tranh thủ lực lượng Đồng Minh chống phát xít, Bác Hồ đã  thuyết phục phía Mỹ ủng hộ Việt Minh. Ngày 16/7/1945, tổ tình báo “Con nai” gồm 6 người nhảy dù xuống Tân Trào giúp huấn luyện về báo vụ điện đài.

Đình Tân Trào là ngôi đình làng Kim Long, tức làng Tân Lập ngày nay. Đình được dựng 1923, ba gian bằng gỗ. Bác Hồ chủ trương họp Quốc dân Đại hội trước tổng khởi nghĩa. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội đã khai mạc tại đình Tân Trào gồm hơn 60 đại biểu từ khắp Bắc, Trung, Nam và Việt kiều. Đại hội quyết định toàn dân đứng lên võ trang khởi nghĩa giành chính quyền; thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh; ủy ban dân tộc giải phóng do Bác Hồ làm Chủ tịch.

Cây đa Tân Trào ở trước làng Tân Lập, tán rộng bóng rợp, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, quân Giải phóng đã cử hành lễ xuất quân trước các đại biểu Quốc dân Đại hội và nhân dân địa phương.

Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Tiến Sự ở làng Tân Lập. Bác Hồ đã ở đây một tuần trong những ngày đầu đặt chân đến Tân Trào.

Khuổi Kịch ở đông bắc xã Tân Trào. Tại rừng Khuổi Kịch, ngày 25/2/1944 lễ thành lập trung đội Cứu quốc quân III được tổ chức; tháng 7/1945, Trường Quân chính kháng Nhật được thành lập, đã đào tạo kịp thời lớp cán bộ tỏa về các địa phương chỉ huy các đơn vị vũ trang làm nòng cốt khởi nghĩa, nơi đào tạo cán bộ đầu tiên của quân đội ta.

Xóm Lũng Tẩu ở phía đông bắc xã Tân Trào, Bác Hồ ở xóm này hai lần vào cuối năm 1948 và đầu năm 1949. Bác chủ trì ba phiên họp của Hội đồng Chính phủ, ban hành Sắc lệnh Tổ chức lại chính quyền nhân dân, Sắc lệnh Thành lập trường Cao đẳng kỹ thuật, viết bài “Chủ nghĩa cá nhân”, nói chuyện với Hội nghị cán bộ của Đảng.

Xóm Đồng Man ở phía đông nam làng Tân Lập. Trong hai năm 1948 – 1949, đồng chí Trường Chinh và văn phòng Tổng bí thư, đồng chí Tôn Đức Thắng, quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội làm việc tại xã.

Hang Bòng ở chân núiBòng về tây xã Tân Trào. Bác Hồ ở Hang Bòng lần thứ nhất từ giữa tháng 10/1949 đến đầu tháng 9/1950. Thời gian này Bác Hồ ký Sắc lệnh Nghĩa vụ quân sự, Sắc lệnh Tổng động viên, sang thăm Liên Xô (tháng 1 năm 1950), chủ trì Hội nghị Trung ương quyết định mở chiến dịch Biên giới (tháng 6 năm 1950), đi chỉ đạo chiến dịch Biên giới  (tháng 9 năm 1950). Lần thứ hai, từ tháng 10/1950 đến tháng 2/1951, Bác chỉ đạo tổng kết chiến dịch Biên giới, đi thăm chính phủ kháng chiến Lào (cuối tháng 12/1950). Lần thứ ba, từ cuối tháng 3 năm 1951 đến cuối tháng 12/1952. Tại đây, Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tháng 4 năm 1952), chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ ba (khóa II), nói chuyện tại Hội nghị chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc (tháng 9/1952), chủ trì nhiều phiên họp Hội đồng Chính phủ.

Khấu Lấu ở phía tây Tân Trào, giáp Bình Yên, tựa vào núi Bòng. Bác Hồ ở nơi này vào tháng 5 và tháng 10 năm 1949. Bác ký Sắc lệnh Thành lập Bộ đội địa phương, Sắc lệnh Giảm tô 25%.

Trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng, đồng chí Phạm Văn Đồng làm việc ở xóm Thia từ năm 1951 đến đầu năm 1953. Có nhiều cơ quan đặt trụ sở ở Tân Trào: Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Nhà xuất bản Sự thật; Kho vàng, bạc của Chính phủ; Toà soạn báo Cứu Quốc.

Bảo tàng Tân Trào được xây dựng năm 1970, trưng bày hiện vật, tài liệu về những sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra ở Tân Trào. Năm 2006 phục dựng căn lán của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

9. Di tích bến Bình Ca 

Bến Bình Ca nằm ở tả ngạn sông Lô, nối Quốc lộ 13A thuộc địa phận xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, hữu ngạn là xã An Khang huyện Yên Sơn. Do vị trí đặc biệt, địa hình sông núi hiểm trở, Bình Ca trở thành nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử.

Cửa ngõ chiến khu: Từ mùa hè năm 1945, khu Giải phóng được thành lập, Bình Ca trở thành đầu mối giao thông liên lạc từ dưới xuôi lên, trên ngược về, từ miền tây Yên Bái, Lao Cai, Nghĩa Lộ sang.

Tháng 8-1945, giặc Nhật mở cuộc càn quét lần thứ hai vào căn cứ địa. Giải phóng quân, tự vệ và nhân dân hai xã Vĩnh Lợi, An Khang thực hiện bến vắng nhà không, cất giấu, sơ tán thuyền phà, tổ chức tập kích tiêu hao lực lượng địch, làm thất bại âm mưu đánh phá khu giải phóng của chúng.

Chiến thắng mở màn trên mặt trận sông Lô: Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, quân Pháp thuộc binh đoàn Com-muy-nan theo đường sông đánh lên hình thành gọng kìm phía tây.Tiểu đoàn 42 bộ đội chủ lực bố trí  một tiểu đội đánh địch ở Bình Ca giữ vững cửa ngõ An toàn khu. Tiểu đội do trung đội trưởng Vũ Phương chỉ huy chỉ có một khẩu badôca và 6 khẩu súng trường. Chiều ngày 12/10, tàu địch xuất hiện, ba dô ca bắn hai phát nhưng không trúng. Tổ súng trường liền bắn dồn dập diệt nhiều tên lính đứng trên boong. Địch tập trung hỏa lực bắn trả. Các xạ thủ  bình tĩnh chỉnh lại súng, bắn quả đạn badôca thứ ba trúng chiếc tàu vừa tới. Bộ đội rút về trận địa phục kích tuyến hai. Sáng ngày 13/10, quân địch tiến về phía Chợ Xoan. Khi chúng lọt hẳn vào trận địa, bộ đội ta đồng loạt giật bom, ném lựu đạn và nổ súng diệt 20 tên, nhiều tên bị thương. Những tên còn lại vừa bắn trả vừa khiêng nhau rút xuống tàu, bỏ lại một số quân trang quân dụng, 1 khẩu trung liên. Đồng chí Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp biểu dương và tặng thưởng cho tiểu đoàn lá cờ thêu dòng chữ: “Trận Bình Ca, tiểu đoàn 42 đã đánh lui một trận đổ bộ của giặc, xung phong cướp súng, bắn chìm pháo thuyền, ghi một chiến công đầu tiên mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên sông Lô”.

Chiến thắng Bình Ca lần thứ hai: Ngày 3/11/1947, từ thị xã Tuyên Quang, địch dùng 2 ca nô chở 200 quân xuôi dòng sông Lô đổ bộ lên bến Bình Ca, mở một mũi tiến công vào Sơn Dương. Một tiểu đoàn Vệ quốc quân do đồng chí Trường Minh chỉ huy phối hợp với dân quân du kích hai huyện Yên Sơn và Sơn Dương phục kích đánh địch gần bến Bình Ca diệt hơn 100 tên, thu được nhiều vũ khí đạn dược.

Di tích Bình Ca đã được xếp hạng cấp quốc gia theo quyết định số 2890, ngày 27/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, bia chiến thắng Bình Ca đã được xây dựng. Vị trí bia sát trên trận địa pháo năm xưa.

10. Di tích  trận Địa lôI Cây số Bảy

Di tích thuộc xã Trung Môn huyện Yên Sơn, cách thị xã Tuyên Quang 7 km. Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông  năm 1947, quân Pháp xuất phát từ ngày10/10 nhưng mãi ngày17/10, đơn vị cuối cùng mới đến thị xã. Trong khi đó, tiểu đoàn biệt kích của chúng đã ngược sông Gâm lên Chiêm Hóa, Binh đoàn Com muy nan phải dàn mỏng đội hình trên quãng đường dài 100 km từ thị xã Tuyên Quang đến Đầm Hồng.

Tuyên Quang thùc hiện tiêu thổ kháng chiến và chuẩn bị đánh địch. Các đội viên tự vệ thu gom bom câm để bộ đội chế tạo thành những trái địa lôi. Nắm được tình hình địch hành quân đường bộ lên Chiêm Hóa, bộ đội chủ lực, đội tự vệ Thành Tuyên bố trí trận địa gần một chiếc cầu bị đánh sập tại km 7 quốc lộ 2, đường Tuyên Quang – Hà Giang. Quãng đường này không dốc lắm, hai bên đường rừng cây rậm rạp. Bốn quả địa lôi chôn trên mặt đường số 2, một quả chôn trên đường mòn rẽ vào Hoàng Pháp đề phòng địch không đi đường lớn. Sang ngày 22/10/1947, quân Pháp gồm 1 tiểu đoàn do Lơ Giốt chỉ huy, khoảng 500  tên với xe pháo có lừa, ngựa kéo xuất phát từ thị xã Tuyên Quang theo quốc lộ 2 tiến lên. Đến gần cây số 7 gặp cây cầu sập, địch phải cho công binh dùng gỗ bắc cầu. Từng toán lính lò dò bước qua cầu tạm vừa hẹp, vừa khó đi. Những đại đội phía sau cố dồn lên. Giữa lúc ấy súng lệnh vang lên, kéo theo 3 tiếng nổ rung chuyển rừng núi. Các cỡ súng của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương cùng dân quân du kích nhất loạt nhả đạn. Những tên địch sống sót vội lao ra vệ đường, gặp phải bãi mìn nhiều tên gục ngã, số khác chạy toán loạn dẫm đạp lên nhau. Sau một hồi hoảng hốt, địch điều vội đại đội trợ chiến đặt súng bắn vào trận địa ta. Trong lúc địch hỗn loạn bộ đội, tự vệ đã rút vào rừng an toàn.        

Kết quả trận địa lôi km 7 địch bị thiệt hại rất lớn: 72 tên chết, 30 tên bị thương. Quân Pháp hết sức kinh hoàng, nao núng gọi đây là “Tiếng nổ của hỏa ngục”. Tên đại uý Săng-tuýt trình lên cấp trên của hắn: “Tôi xin báo cáo về trận đánh của bọn Việt Minh ngày 22/10/1947, đại đội của tôi có 70 người chết và bị thương (có danh sách kèm theo). Các trung đội chỉ còn từ 18 đến 20 người. Bây giờ cần tổ chức lại vì hạ sĩ quan tử trận quá nhiều.”

Trận địa lôi km 7 là một trận đánh dũng cảm, mưu trí, hiệp đồng chặt chẽ  của chiến tranh nhân dân, trong đó nổi bật vai trò của các chiến sĩ tự vệ Thành Tuyên. Đồng chí tư lệnh Võ Nguyên Giáp đánh giá đây là một trong 10 trận thắng lớn của chiến dịch Việt Bắc.

 Di tích chiến thắng Km 7 xếp hạng  cấp quốc gia tại quyết định 04, ngày  19/1/2001 của Bộ trưởng Bộ  Văn hóa – Thông tin. Bia chiến thắng trận địa lôi đã được xây dựng.

11. Di tích  Chiến thắng Bản Heng

Di tích  Bản Heng ở đồi Nà Khoang thôn Tạng Khiếc, xã Phú Bình, huyện Chiêm Hoá,cách thị trấn Vĩnh Lộc 15 km.

Trư­ờng võ bị Trần Quốc Tuấn (tiền thân là Trường Quân chính kháng Nhật, sau này là trường sĩ quan lục quân) mang phiên hiệu trung đoàn E79, có 300 học viên sĩ quan. Ngày 10/10/1947, địch nhảy dù chiếm thị xã Bắc Cạn, E 79 hành quân qua Chợ Rã, Ba Bể đến Bản Thi và được giao nhiệm vụ chặn đánh không để hai cánh quân địch gặp nhau. E79 chia làm hai đoàn, Đoàn 1 do Hiệu trưởngHoàng Đạo Thuý chỉ huy phục kích ở Yên Thịnh chặn cánh quân từ Chợ Đồn, Đoàn 2 do Tổng đội trư­ởngPhan Phác chỉ huy, chặn đánh cánh quân từ Chiêm Hoá. Đoàn 2 hành quân về Đầm Hồng bằng xe goòng. Đư­ờng sắt hẹp, quanh co đèo dốc, nhiều cầu nhỏ bắc qua suối vực nguy hiểm, Bộ đội ngồi trên toa đĩa phải bám chặt lấy nhau để khỏi bị hất ra ngoài. Cuối chiều tới Đầm Hồng, quần chúng cung cấp tin địch đã chiếm thị trấn Vĩnh Lộc và sẽ theo đường mòn qua Bản Heng để đến Bản Thi. Ngay  trong đêm lại từ Đầm Hồng hành quân ngược lên Bản Thi. Sáng 18/10 tới bản Heng triển khai bố trí trận địa gần cầu sắt, tổ chức thành đại đội chiến đấu, phân công Trung đội 2, có khẩu đại liên Hốt kít 12,7 ly duy nhất của trung đoàn chặn địch phía đông đường goòng, Trung đội 1 phục kích theo đường goòng và dòng suối, trung đội 3, dự bị. Khoảng 8 giờ một đại đội địch khoảng 100 tên do đại uý Keroaste từ thị trấn Chiêm Hoá hành quân đến khu vực trận địa. Lập tức đại liên của ta quét từng loạt đạn, những tên đi đầu chết tại chỗ, cả hai tên cảnh giới cầu cũng gục ngã. Bị đánh bất ngờ bằng hoả lực mạnh, quân địch chạy tán loạn. Sĩ quan địch hò hét chấn chỉnh đội hình, thúc dục tốp lê dư­ơng xông lên định cướp khẩu đại liên. Đúng lúc này khẩu súng bị tắc, bộ đội ta dùng lựu đạn tiêu diệt ngay 3 trong số 5 tên lê dương. Hai tên khác bị trúng đạn súng trư­ờng ngã gục xuống suối. Cùng lúc tên đại uý chỉ huy bị bắn chết. Bị thiệt hại nặng, sĩ quan chỉ huy tử trận, Quân địch hoảng loạn, vội vã rút về thị trấn Chiêm Hoá, huỷ bỏ kế hoạch đánh lên Bản Thi. Trận Bản Heng, địch bị diệt 38 tên, 1 tên đại uý chỉ huy, bị thương 42 tên. Trận đánh diễn ra nhanh gọn, thắng ròn rã có sự phối hợp của dân quân du kích và nhân dân địa phương, cung cấp thông tin, dẫn đơn vị đi đư­ờng tắt kịp đón đánh địch. Đoàn 2 E79 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bẽ gãy cánh quân phía tây của địch, trực tiếp làm thất bại kế hoạch hợp điểm Bản Thi của chúng. Với chiến thắng Bản Heng, E79 được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu:“Trung dũng, quyết thắng”. Bản Heng xếp hạng di tích cấp quốc gia tại quyết định số 64, ngày 16/1/ 2005. của Bộ trưởng Bộ  Văn hóa – Thông tin.

12. Di tích  Chiến thắng Cầu Cả

Cầu Cả thuộc xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hoá. Cầu bắc qua suối Yên Nguyên, nằm trên đường DT176, cách thị xã Tuyên Quang 50 km. Đầu cầu phía nam, bên trái là dãy núi Thẳm Hé. Núi đá, nhiều hang, nằm sát bên đường. Bên trái là suối, hai bờ rậm rạp. Đầu cầu phía bắc  tiếp giáp cánh rừng thấp. Địa hình thuận lợi cho những trận  mai phục.

Ba trận đánh Nhật liên tiếp: Từ tháng 4 năm 1945 thị trấn Vĩnh lộc và toàn huyện Chiêm Hóa đã được giải phóng. Đầu tháng 6 quân Nhật âm mưu tấn công Chiêm Hóa. Kế hoạch của Chúng dự định cho một cánh quân từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) đánh xuống, một cánh quân từ Tuyên Quang đánh lên, bao vây càn quét. Đại đội chủ lực Giải phóng quân của tỉnh được điều đến Yên Nguyên đánh địch.Trận thứ nhất diễn ra vào ngày 6/6/1945 ởđầu cầu phía nam. Sau hai ngày phục kích, khoảng 9 giờ quân địch tiến vào trận địa. Khẩu tiểu liên duy nhất của ta  phát hỏa, toàn trung đội nổ súng. Hai tên giữ súng máy của địch bị tiêu diệt ngay từ loạt đạn đầu. Địch kháng cự mạnh. Các chiến sĩ ta tản ra các hẻm núi, tiếp tục bắn tỉa. Đến trưa cuộc chiến kết thúc. Địch chết khoảng 30 tên, quay lại đóng quân ở chợ Bợ, rồi rút về thị trấn Chiêm Hóa nhưng phải quay lại vì cánh quân chợ chu của chúng bị tổn thất nặng đã rút lui. Đại đội chủ lực, tự vệ các xã Yên Nguyên, Hòa Phú, Vinh Quang phối hợp chặn địch. Ngày 24/6/1945 diễn ra trận thứ ba. Sau khoảng 20 phút chiến đấu, một tiểu đội lui vào chân núi nhử địch. Chúng đuổi theo, liền bị đánh từ phía sau nên vội quay lại phía cầu và bị tập kích liên tiếp. Gần trưa quân ta buộc phải kết thúc trận đánh vì hết đạn. Địch chết 50 tên, trong đó có 1 tên quan hai. Ba trận đánh Nhật ở Cầu Cả liên tiếp trong tháng 6 đã tiêu diệt được 100 tên. Mười ngày sau, ngày 16/6/1945, quân Nhật  tấn công lên Chiêm Hóa lần thứ hai. Lần này ta bố trí trận địa cả hai đầu cầu. Địch hành quân thận trọng hơn, đề phòng bị phục kích, đến gần cầu chúng không đi đường chính mà lội tắt qua suối. Khi sang đầu cầu phía bắc, chúng rơi vào ổ phục kích. Bộ đội ta giáp chiến, địch vừa đánh trả vừa rút lên Chiêm Hóa. Ta tiêu diệt được 30 tên địch. Quân Nhật lên đến ảo vệ an toàn vùng giải phóng Chiêm Hóa.

Chiến thắng quân Pháp: Trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947, sau nhiều lần bị chặn đánh, Binh đoàn Com-muy-nan lên được Chiêm Hóa bằng cả đường thủy và đường bộ hình thành gọng kìm phía tây nhưng đã bị thiệt hại nhiều và không thể gặp được binh đoàn Bôphơrơ từ gọng kìm phía đông. Nhận định địch sẽ phải rút quân, tiểu đoàn 718 trung đoàn Hà Tuyên được điều động phục kích ở khu vực Cầu Cả. Trận địa bố trí chiều dài hơn 1 km, có lực lượng du kích địa phương phối hợp. Chiều 5/11/1947, quân địch từ Chiêm Hóa xuống lọt vào trận địa, đại đội làm nhiệm vụ khóa đuôi dùng trung liên bắn vào đội hình đi cuối, dồn chúng về phía cầu để hai đại đội còn lại tập kích. Quân địch bị bất ngờ, khá lâu mới bắn trả được. Sau hai giờ chiến đấu, gần 100 tên địch bị tiêu diệt, bộ đội ta rút về nơi an toàn vì không còn đủ đạn dược. Chiến thắng Cầu Cả góp phần đánh tan cuộc tấn công của địch lên Việt Bắc, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến. Di tích Cầu Cả xếp hạng cấp nhà nước theo quyết định số 04, ngày 19/1/2001 của Bộ trưởng Bộ  Văn hóa – Thông tin.

13. Di tích  Chiến thắng KHE LAU

Khe Lau là nơi sông Lô và sông Gâm gặp nhau, hữu ngạn thuộc xã Phúc Ninh, tả ngạn thuộc xã Thắng Quân huyện Yên Sơn. Ngã ba sông rộng, hai  bên núi chạy sát ra bờ sông tạo nên địa thế hiểm yếu. Thu- đông năm 1947,  Binh đoàn Com muy nan vấp phải nhiều trận phục kích lên đến Đài Thị thì binh đoàn Bô phơ rê đã quay lại, Com muy nan vội vàng rút lui. Pháo binh ta nghiên cứu địa hình bố trí trận địa ở Khe Lau, phía hữu ngạn, thuộc đất xã Thắng Quân. Qua những trận đánh trước thấy kỹ thuật bắn cầu vồng ít trúng đích. Trận Khe Lau pháo binh thực hiện kỹ thuật đặt gần bắn thẳng, bố trí trận địa sát bờ sông, kết hợp pháo lớn với pháo nhỏ loại 12 ly 7, kết hợp pháo binh với bộ binh đề phòng địch phản kích cướp pháo. Để nghi binh, vị trí đặt pháo ngay cả lúc đã phát hỏa, còn đặt những quả pháo giả. Đó là những gói thuốc nổ, gài kíp đặt vào trong thúng tro. Khi giật nổ, từ những quả pháo giả tro bụi lẫn khói thuốc sẽ  bốc lên che mắt địch.

Ngày 16/11/1947, giang đoàn Kéc ga ra vát do thiếu tá Pơ-ty chỉ huy gồm 2 pháo thuyền và 1 ca nô chở hơn 200 lính xuôi sông Gâm. Khi chiếc tàu thứ nhất lọt vào tầm bắn hiệu quả, pháo ta gầm lên. Hai phát đầu trúng giữa thân tàu và buồng máy. Tàu bốc cháy. Các quả pháo giả đồng thời khai hỏa. Tro, khói mù mịt trận địa, khiến kẻ địch hết sức hoang mang. Địch phát hiện pháo ta đặt gần nên cho chiếc tàu thứ hai chạy sát bờ sông. Các chiến sĩ bộ binh liền ném thủ pháo buộc tàu địch quay đầu ra xa vì thủ pháo cũng gây sát thương không kém pháo lớn. Chiếc tàu tăng tốc men vụng ghềnh ngược sông Lô, hòng chạy ra ngoài tầm đạn nhưng pháo ta đã kịp bắn trúng. Quả pháo tiếp theo trúng vào chiếc tàu đang cháy. Pháo đạn trên tàu bị kích nổ, xăng dầu vỡ ra, bắt lửa, mặt nước bốc cháy. Ngọn lửa từ sông bén vào lau lách trên bờ tiếp tục bốc cao. Khe Lau thành một biển lửa. Hai chiếc tàu từ từ chìm xuống dòng sông. Binh lính địch phần chết chìm, phần bị thương, bị bỏng. Bộ đội ta càng bình tĩnh bắn trúng đích. Chiếc ca nô cuối cùng bị bắn hỏng nặng dạt sang tả ngạn. Những tên lính cố sức bơi được vào bờ cũng không thoát khỏi ngọn lửa thiêu đốt, hoặc bị bộ binh tiêu diệt.

Bị mất liên lạc với đoàn tàu, Com-muy-nan lệnh cho đội com măng đo đi ứng cứu. Tàn binh địch tập trung thành 2 tốp. Một tốp liều mạng len lỏi qua vùng rừng rậm rạp, men theo tả ngạn sông Lô chạy về thị xã Tuyên Quang; một tốp mãi bốn ngày sau mới vượt sang hữu ngạn, gặp đội com-măng-đô đi cứu viện, hộ tống nhau rút chạy.

 Trận Khe Lau bộ đội ta bắn cháy 2 tàu, bắn chìm 1 ca nô, tiêu diệt 200 tên địch, thu được nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, xoá sổ giang đoàn Kéc ga ra vát. Đây là trận đánh có sự phối hợp nhịp nhàng giữa pháo binh và bộ binh, mở đầu truyền thống hợp đồng tác chiến hiệu quả, phát huy được yếu tố chủ động bất ngờ, sáng tạo về cách đánh, diệt gọn. Chiến thắng Khe Lau được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp xếp vào hàng 10 trận đánh lớn nhất của chiến dịch thu đông 1947 cùng với Bình Ca, Đoan Hùng làm cho sông Lô mãi đi vào lịch sử. Di tích Khe Lau xếp hạng cấp quốc gia tại quyết định số 04, ngày 19 tháng 1 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ  Văn hóa – Thông tin.

14. Di tích kim bình nơi họp đại Hội Đảng Toàn quốc lần thứ hai

Di tích ở khu rừng Nà Luổng dưới chân núi Hùng thôn Phú An xã Kim Bình huyện Chiêm Hoá, cách thị trấn Vĩnh Lộc 20 km về phía nam, cách thị xã Tuyên Quang 80 km về phía bắc. Nay khu rừng còn lại những cây sui cây chẹt, cây vải tán rộng và nhiều cây cọ thân cao, các dấu vết hầm lớn và nhiều hầm cá nhân. Nhận được chủ trương của Đảng, nhân dân xã Vinh Quang và các xã lân cận hồ hởi tham gia khai thác, vận chuyển gỗ, tre, nứa, lá, làm đường, làm hầm hào, chuẩn bị cơ sở vật chất cho đại hội. Khu vực Đại hội gồm có:

Hội trường lớn, nhà ở của đại biểu, nhà khách quốc tế,  nhà làm việc và tiếp khách của Bác Hồ, nhà làm việc của đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, nhà của bộ phận phục vụ, nhà triển lãm, nhà tưởng niệm các đồng chí đã hy sinh, chỗ ở của các nhà báo, nhà ở của bộ đội bảo vệ… Tất cả đều ở dưới bóng cây  kiến trúc giản tiện. Bên cạnh hội trường lớn là một chiếc hầm chống dầm kiên cố, trên nóc hầm trồng cây xanh. Trong khu vực đào nhiều hố cá nhân và hệ thống hào nối các nhà ở, làm việc với nhiều đường thoát ra ngoài.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tiến hành từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, tham dự có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 75 vạn đảng viên của các Đảng bộ Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư đọc báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam. Bác Hồ đọc báo cáo chính trị khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, chỉ rõ nhiệm vụ đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Về tổ chức Đảng, Người nói:”Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi. Đảng đó là “Đảng Lao động Việt Nam”. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng, bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới gồm 29 đồng chí; đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư Đảng; Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Đảng. Đảng quyết định ra hoạt động công khai. Bác Hồ chỉ rõ “Đại hội II là đại hội đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam”. Đây Đại hội đầu tiên có đông đủ đại biểu các đảng bộ cơ sở và là đại hội duy nhất họp ở địa phương.

Sau đại hội Đảng, tại địa điểm này còn sự kiện lớn:

Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt tiến hành từ ngày 3 đến ngày 7 /3/1951. Đại hội ra nghị quyết nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương thống nhất Việt Minh – Liên Việt và ra quyết định Mặt trận thống nhất lấy tên là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên – Việt; suy tôn Bác Hồ làm Chủ tịch danh dự, cử đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch Mặt trận.

Hội nghị Liên minh Việt – Miên – Lào họp ngày 11/3/1951. Dự hội nghị gồm đại biểu Mặt trận Liên – Việt (Việt Nam), Mặt trận Lào ít xa la, Mặt trận I-xa-rắc (Căm pu chia). Hội nghị ra quyết định thành lập ủy ban liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào thực hiện mục đích chung là đoàn kết chặt chẽ giành độc lập thật sự cho ba dân tộc, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. 

Ngày 1/5/1952, tại hội trường này đã khai mạc Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất. Đại hội tuyên dương bảy anh hùng là Cù Chính Lan, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm và Hoàng Hanh.

 15. DI TÍCH  KIM QUAN

Hội trường lớn, nhà ở của đại biểu, nhà khách quốc tế,  nhà làm việc và tiếp khách của Bác Hồ, nhà làm việc của đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, nhà của bộ phận phục vụ, nhà triển lãm, nhà tưởng niệm các đồng chí đã hy sinh, chỗ ở của các nhà báo, nhà ở của bộ đội bảo vệ… Tất cả đều ở dưới bóng cây  kiến trúc giản tiện. Bên cạnh hội trường lớn là một chiếc hầm chống dầm kiên cố, trên nóc hầm trồng cây xanh. Trong khu vực đào nhiều hố cá nhân và hệ thống hào nối các nhà ở, làm việc với nhiều đường thoát ra ngoài.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tiến hành từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, tham dự có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 75 vạn đảng viên của các Đảng bộ Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư đọc báo cáo”Bàn về cách mạng Việt Nam”. Bác Hồ đọc báo cáo chính trị khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, chỉ rõ nhiệm vụ đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Về tổ chức Đảng, Người nói:”Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi. Đảng đó là “Đảng Lao động Việt Nam”. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng, bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới gồm 29 đồng chí; đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư Đảng; Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Đảng. Đảng quyết định ra hoạt động công khai. Bác Hồ chỉ rõ “Đại hội II là đại hội đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi và xây dựng Đảng Lao động Việt Nam”. Đây Đại hội đầu tiên có đông đủ đại biểu các đảng bộ cơ sở và là đại hội duy nhất họp ở địa phương.

Sau đại hội Đảng, tại địa điểm này còn sự kiện lớn:

Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt tiến hành từ ngày 3 đến ngày 7 /3/1951. Đại hội ra nghị quyết nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương thống nhất Việt Minh – Liên Việt và ra quyết định Mặt trận thống nhất lấy tên là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên – Việt; suy tôn Bác Hồ làm Chủ tịch danh dự, cử đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch Mặt trận.

Hội nghị Liên minh Việt – Miên – Lào họp ngày 11/3/1951. Dự hội nghị gồm đại biểu Mặt trận Liên – Việt (Việt Nam), Mặt trận Lào ít xa la, Mặt trận I-xa-rắc (Căm pu chia). Hội nghị ra quyết định thành lập ủy ban liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào thực hiện mục đích chung là đoàn kết chặt chẽ giành độc lập thật sự cho ba dân tộc, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. 

Ngày 1/5/1952, tại hội trường này đã khai mạc Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất. Đại hội tuyên dương bảy anh hùng là Cù Chính Lan, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm và Hoàng Hanh.

16.  Di tích lập binh chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ  

    

Thôn Lập Binh thuộc xã Bình Yên, huyện Sơn Dương nằm bên bờ tả sông Phó Đáy, cách huyện lỵ Sơn Dương 10 km. Đầu năm 1947, Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ chuyển đến Lập Binh. Tháng 6/1949 đồng chí Phạm Văn Đồng từ Nam Trung bộ ra, nhận chức Phó Thủ tướng, làm việc ở Lập Binh. Lúc này Văn phòng Chủ tịch phủ sáp nhập với Văn phòng Thủ tướng phủ. Cuối năm 1949, Văn phòng Hội đồng quốc phòng tối cao sáp  nhập vào Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ.Văn phòng Chủ tịch phủ  Thủ tướng phủ có các phòng: Bí thư của Chủ tịch phủ, Thư ký Hội đồng Chính phủ, Bí thư của Phó thủ tướng, Nghiên cứu 4a, 4b, hành chính, thống kê, vô tuyến điện, y tế,  giao tế và  Ban Kinh tế, Ban Huấn học. Tháng 12/1949, Ban Thanh tra Chính phủ thành lập, cũng đóng tại Lập Binh. Đồng chí Hồ Tùng Mậu làm Tổng Thanh tra. Đồng chí Trần Đăng Ninh làm phã Tổng Thanh tra. Sau khi đồng chí Hồ Tùng Mậu hy sinh, đồng chí Nguyễn Văn Trân đảm nhận chức vụ Tổng Thanh tra. Cơ quan lớn, nhiều bộ phận nên nhà làm việc, nhà ở khá nhiều: văn phòng của đồng chí Phạm Văn Đồng, phòng ở và làm việc của cán bộ, phòng khách, hội trường, nhà ăn và ngôi nhà sàn nhỏ của Bác Hồ. Bác Hồ nghỉ trưa hoặc nghỉ lại đêm mỗi khi không tiện qua sông về nơi ở thường xuyên.

Toàn bộ nhà cửa do bộ đội xây dựng bằng gỗ, tre, nứa, lá nhưng khang trang và kín đáo, trên đồi, khuất dưới tán cổ thụ, hoặc ngụy trang phủ lên nóc những cây ký sinh như cây tổ quạ, hoặc họ dương xỉ.

 Cơ quan Chủ tịch phủ -Thủ tướng phủ đóng ở Lập Binh từ năm 1947 đến tháng 7/1954. Cũng có lần chuyển đến một số địa điểm khác một thời gian ngắn.Tại Lập Binh đã có nhiều phiên họp của Quốc Hội, Hội đồng Chính phủ. Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra những quyết sách lãnh đạo cuộc kháng chiến  từng bước đi đến thắng lợi.

Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ là bộ máy tham mưu giúp việc Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ điều hành Chính phủ kháng chiến, tổng hợp tình hình công tác của các bộ, ban, ngành, ủy ban hành chính các liên khu, các tỉnh báo cáo Chủ tịch nước và Thủ tướng; truyền đạt sự chỉ đạo của Chính phủ đến các bộ, các địa phương; phục vụ hoạt động đối ngoại. Văn phòng là bộ phận hoàn tất văn bản để ban hành sắc lệnh của Chủ tịch nước, nghị định thông tư của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của Hội đồng quốc phòng. Cơ quan Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ rất chú trọng công tác đoàn thể, dân vận, văn hoá thể thao. Tổ dân vận của cơ quan tổ chức các hoạt động đội Thiếu nhi của xã; mở lớp bình dân cho bà con địa phương; đội văn nghệ biểu diễn những khi Hồ Chủ tịch tiếp khách, hoặc biểu diễn cho đồng bào địa phương nhân dịp những ngày lễ lớn.

Hiện khu di tích đã được tôn tạo trong tổng thể dự án tôn tạo Căn cứ địa Việt Bắc. Di tích Lập Binh được  xếp hạng cấp quốc gia tại quyết định số 32, ngày 4 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ  Văn hóa – Thông tin.

17. Di tích chi Liền trụ sở ban thường trực quốc hội, trụ sở mặt trận liên Việt

Thôn Chi Liền xã Trung Yên huyện Yên Sơn cách thị xã Tuyên Quang 30 km, nằm trên bờ tả sông Phó Đáy. Trung Yên nằm giữa An toàn khu, giáp các xã Kim Quan, Minh Thanh, Tân Trào, là địa bàn trọng yếu của chiến khu Nguyễn Huệ. Đầu năm 1953, đồng chí Tôn Đức Thắng cùng cơ quan Ban Thường trực Quốc hội và cơ quan Trung ương Mặt trận Liên – Việt từ thôn Ngòi Khoác cũng thuộc Trung Yên chuyển đến thôn Chi Liền.

Từ lưng chừng núi xuống là khu nhà làm việc của Ban Thường trực Quốc Hội, rồi đến nhà bếp, nhà ăn. Lùi xuống gần chân núi là nhà làm việc của cơ quan Trung ương Mặt trận Liên – Việt, nhà của đồng chí Tôn Đức Thắng. Hầm an toàn chung cho cả hai cơ quan hình chữ L dài 22m. Hầm có hai cửa, một cửa phía sông Phó Đáy, một cửa phía sườn núi. Trần và hai bên vách hầm được chống bằng  gỗ tròn; đáy có rãnh thoát nước.

Nhà của đồng chí Tôn Đức Thắng ở sát bờ sông. Nhà sàn 2 gian, cột gỗ, vách nứa, lợp lá cọ. Thời kỳ này đồng chí Tôn Đức Thắng là quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội (trưởng ban là cụ Bùi Bằng Đoàn lúc đó nghỉ chữa bệnh). Linh mục Phạm Bá trực là Phó ban Thường trực Quốc Hội. Ban Thường trực và Văn phòng Quốc hội có các đồng chí và các vị: Hoàng Quốc Việt, Tôn Quang Phiệt, Y Ngông Niek đăm, Nguyễn Tấn Gi Trọng. Mặt trận Liên Việt có các vị: Xuân Oanh, Nguyễn Cảnh… Tại Chi Liền, đồng chí Tôn Đức Thắng chủ trì các hội nghị: Hội nghị liên tịch ban Thường trực Quốc Hội và ủy ban Mặt trận Liên Việt tháng 2-1953. Hội nghị ủy ban Mặt trận Liên Việt toàn quốc mở rộng tháng 11/1953. Hội nghị khối Mặt trận Liên Việt chuẩn bị cho việc tiếp quản thủ đô tháng 10/1954.

Trong thời gian nói trên đồng chí Tôn Đức Thắng dự và chủ trì phiên họp Quốc Hội ở Lập Binh tháng 12/1953 về cải cách ruộng đất; thường xuyên đến Kim Quan báo cáo với Trung ương và Bác Hồ. Trong những năm kháng chiến gian khổ, đồng chí Tôn Đức Thắng trực tiếp lãnh đạo cơ quan thường trực Quốc hội, Mặt trận Liên Việt góp phần quan trọng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên, cổ vũ đồng bào, chiến sĩ cả nước hăng hái tham gia kháng chiến.

Hầm an toàn, nhà làm việc của đồng chí Tôn Đức Thắng đã được tôn tạo. Di tích Chi Liền xếp hạng cấp quốc gia tại quyết định số 06, ngày 13 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

18.  Làng ngòi, đá bàn di tích cách mạng lào     

Làng Ngòi, xóm Đá Bàn thuộc Xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, cách thị xã Tuyên Quang 20 km. Quốc lộ 327 (đường 13A cũ) đi ngang qua xã.

Từ trung tâm xã theo đường mòn đi về phía bắc 3 km là đến làng Ngòi,  cách Đá Bàn 5 km. Hiện nay địa điểm xóm Thổ Làng Ngòi còn dấu tích nền hội trường, nền nhà của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, nền nhà của đồng chí Cay xỏn Phôm vi hản. Địa điểm Đá Bàn còn nguyên vẹn hang đá chân núi Là. Cách mạng Lào từ những năm 30 trong tổ chức chung của Đảng Cộng sản Đông Dương, lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào làm cách mạng. Ngày 12/10/1945, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Lào yêu nước ít xa la đã khai sinh ra Nhà nước Dân chủ Nhân dân Lào.

Năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Viên Chăn, mở rộng chiến tranh. Đến năm 1948, chúng đặt lại bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Lào. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận ít xa la, nhân dân các bộ tộc Lào đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập vừa giành được. ủy ban giải phóng Lào, ủy ban kháng chiến Hạ Lào lần lượt được thành lập. Ngày 21/1/1949, đơn vị chính quy đầu tiên Quân giải phóng Lào thành lập do đồng chí Cay xỏn- Phôn vi hản lãnh đạo. Cuối tháng 11/1949, nhận lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thân Xu Pha nu vông rời căn cứ kháng chiến Đông Lào sang Việt Nam. Tháng 6/1950, Hoàng thân Xu Pha nu vông, đồng chí Cay xỏn- Phôn vi hản cùng các đồng chí cán bộ, bộ đội cách mạng Lào tập kết làm việc tại thôn Làng Ngòi xã Mỹ Bằng. Tháng 8/1950, Đại hội đại biểu Mặt trận ít xa la được tiến hành tại gò Tre xóm Thổ làng Ngòi xã Mỹ Bằng. Hội trường Đại hội, nhà ở và làm việc của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đều ở dưới tán rừng. Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận ít xa la thông qua cương lĩnh 12 điểm, bầu ra Chính phủ kháng chiến Lào do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm Chủ tịch và ủy ban Trung ương Mặt trận ít xa la. Cương lĩnh đúng đắn của Mặt trận đã phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân Lào, tập hợp động viên sức mạnh của khối đoàn kết  toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào. Để đảm bảo bí mật, khoảng cuối năm 1950, Chính phủ kháng chiến Lào chuyển đến khe Ngòi Nhọn, dưới chân núi Là. Nay là xóm Đá Bàn. Khu vực di tích trên sườn núi, cách khu dân cư khoảng 600 mét. Tại đây có một hang đá lớn. Hang này được chọn làm nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Chủ tịch Chính phủ kháng chiến Lào.

Từ Đá Bàn, tháng 11/1950, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông đi dự Hội  nghị Hoà bình ba nước Đông Dương tổ chức tại xã Phúc Thịnh huyện Chiêm Hoá. Cuối tháng 12/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam tới thăm Chính phủ kháng chiến Lào và đoàn cán bộ cách mạng Lào tại Đá Bàn, thăm nhân dân các dân tộc địa phương.

Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, Hoàng thân Chủ tịch Xu-pha-nu-vông  dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tại xã Kim Bình huyện Chiêm Hoá. Trong thời gian đặt trụ sở ở Mỹ Lâm, Hoàng thân Chủ tịch cùng các cán bộ cách mạng Lào thường xuyên đi thăm hỏi bà con các dân tộc điạ phương.

Cuối năm 1951, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào có những bước phát triển mới, Hoàng thân Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và Chính Phủ kháng chiến Lào rời Việt Nam trở về Tổ quốc tiếp tục lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân các bộ tộc Lào đến thắng lợi. Di tích làng Ngòi  Đá Bàn là biểu hiện tình hữu nghị đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Lào – Việt. Di tích làng Ngòi, Đá Bàn xếp hạng cấp quốc gia tại quyết định số 1057, ngày 14 tháng 6/1991 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

   19. Thác Pác Pan

Nằm trong địa phận xã Vĩnh Yên trước đây, thác Pác Ban còn có tên là thác thác Mơ hay thác Mưa. Bắt đầu vào khu thắng cảnh, du khách lướt thuyòn trên mặt hồ tĩnh mịch, bốn bề cây lá xanh tươi, thấp thoáng mấy chú vịt trời nhởn nhơ giỡn  nước. Thuyền ghé ngay chân thác, dưới bóng những cổ thụ phủ rễ lên đá, luồn lách kẽ nứt bám sâu vào lòng đất. Pác Ban có chín tầng thác. Nguồn thác từ Bó Nặm, dồn tụ  nhiều khe nhỏ chảy qua các hang Nậm Pan, Nậm Chang, đến Bản Chủ thì lộ thiên thành dòng thác lớn. Đỉnh thác, nơi cửa suối ngầm phát lộ đổ xuống làm nên  hai tầng thác cao 15 m, bề mặt dòng suối rộng, sức nước lớn. Tiếp theo là hai tầng thấp hơn. Hai bên bờ những t#ng đá lô xô, cổ thụ toả bóng rườm rà tạo một không gian thơ mộng. Tầng thác thứ năm chia thành hai dòng cùng đổ xuống một hồ đá hình bầu dục. Tầng thứ sáu và thứ bảy, vẫn hai dòng nhưng độ cao hạ xuống còn khoảng 10m, bề mặt thác cũng hẹp lại. Chân tầng thứ bảy, một dòng tách ra, luồn lách vào cánh rừng nguyên sinh đầy bí ẩn. Một dòng nữa làm nên tầng thác thứ tám. Tầng thứ chín, mặt nước trải trên nền đá dốc đứng, du khách phải vịn vào lan can rẽ nước mà đi.

Người dân lưu  truyền “Sự tích thác Mưa” như sau: Ngày hội Lồng tồng x­­ưa có một chàng trai ném quả còn trúng hồng tâm được cô gái đẹp nhất tặng hoa. Bốn mắt nhìn nhau đằm thắm. Chàng hỏi cô ở bản nào, cô gái nói: Chàng có thương yêu thì lấy, hỏi nhiều làm gì! Rồi họ cưới nhau, làm nhà bên sông Gâm, cày cấy, chăn nuôi. Một hôm hai vợ chồng hái vải, định mang đi bán thì có người khách tới. Người chồng còn ở trên cây, khách nói với người vợ câu gì đó rồi đi ngay mà không mua. Từ lúc ấy người vợ tá vẻ buồn rầu. Người chồng gạn hỏi nhưng nàng một mực nói là không có gì.

Một hôm, nàng ra sông giặt giũ, bỗng trời nổi cơn giông, bụi bay mù mịt, mưa đổ như trút, nước sông dâng cao bị cuốn mất. Người chồng đứng trên bờ vực khóc than, nước mắt tầm tã biến thành thác quanh năm không cạn. Dân bản gọi là Thác Mưa. Thật  ra nàng không chết, vì nàng là công chúa thứ hai của Long Vương, ngày xuân trốn nhà đi hội, rồi kết duyên với người trần. Khách mua vải là thái tử do Long Vương sai đi tìm em. Trận cuồng phong mưa đổ sập trời ấy là Long Vương đưa nàng về thuỷ cung.

Pác Ban được công nhận thắng cảnh quốc gia theo quyết định 7 ngày 17/1/2006.

20. Thác bản ba 

Bản Ba là một thôn củaxã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tên cũ là Hoa Tàng. Hoa Tàng tiếng địa phương có nghĩa nơi những con đường giao nhau. Trung Hà ở về phía tây bắc huyện. Phía đông giáp các xã Hồng Quang, Minh Đức. Phía tây, tây bắc giáp với xã Đức Xuân huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang; phía nam giáp xã Hà Lang. Suối Bản Ba từdãy núi Khau Đen độ cao 500 m, xuyên trong lòng đất rồi lộ thiên chảy tràn trên nền đá, qua thung lũng Trung Hà, Hà Lang hội lưu với ngòi Quẵng ở Pác Cáp. Nhìn từ xa dòng thác dài nhiều cấp như­ dải lụa trắng với những nếp gấp mềm mại nổi bật trên nền xanh thẳm của đại ngàn. Dòng chảy tạo nên 3 tầng thác chính. Từ cánh đồng làng Ba đi lên, gặp tầng thác Tát Cụm, cao khoảng 20m, tiếng thác rì rầm như lời cầu khấn trời đất, thần linh.Vực Rồng chân thác sâu thẳm, từ nền gốc nhô ra mặt hồ một khối đá hình đầu rồng cỏ xanh phủ kín. 

Ngược lên chừng một km gặp tầng thác Tát Cao. Suối chia thành hai dòng, bên phải hình thành hai tầng thác nối nhau cùng thác lớn bên trái làm nên một bức thành đồ sộ bằng nước. Chân thác là hồ trải dài lặng sóng có tên là Vực Dài. Qua lớp nhũ đá lăn tăn, rêu không bám, ráp như gạch chống trơn, dễ dàng đi lại đến Động người tiền sử. Vách động có nhiều nét khắc kỳ bí, cư dân từ vạn năm trước muốn gửi lại điều gì cho hậu thế?

Tầng thác thứ ba có tên là Thác Gió, được tạo nên từ ba tầng thác liên tiếp nhau. Đứng ở chân thác ngước lên cảm giác nước từ trời đổ xuống. Gió nam không bao giờ ngừng thổi chẳng khác biển ngày hè. Chuyển tiếp giữa các tầng thác lớn là nhiều thác nhỏ, nhiều khe, vực nư­ớc trong xanh, hình dạng kỳ thú.

Thủa ấy có người con gái họ Ma xinh đẹp nết na đem lòng yêu chàng trai nghèo cùng bản. Nhưng cha nàng ép gả cho con trai nhà thổ ty giàu có. Chung thuỷ với tình yêu, nàng hẹn chàng trai dưới chân Thác Gió thề sống mãi bên nhau, nếu  ai phản bội  sẽ bị rắn cắn hổ vồ, rồi dắt nhau đi vào rừng sâu, không để lại tung tích.

Người đời sau đi săn thấy trên đỉnh Khau Đen có một bản nhà  giàu có tên là Lạc Bạn. Họ Ma ngờ là hậu duệ của đôi trai gái mất tích bèn kiện lên quan. Quan lấy làm khó xử, nhưng cũng nghĩ ra kế nấu cơm thi. Hai làng  nhóm lửa cùng giờ, bên nào đem cơm còn nóng dẻo thơm ngon đến trước là thắng. Kết cục hai bản đến cùng giờ, nồi cơm của Đức Xuân nghi ngút hơi, còn cơm của Hà Lang thì nguội ngắt. Thôn Lạc Bạn vẫn thuộc về Đức Xuân như trước. Nguyên là người Đức Xuân dùng mẹo khiêng bếp vừa đi vừa nấu, đến nơi cơm còn nóng nguyên.

Từ đấy trai gái thường đưa nhau đến dưới chân thác Gió tình tự thề thốt. Lời thề có đất trời linh thiêng chứng giám. Đời sau lại có một đôi trai gái đến thề chân thác khác. Về sau người con gái bỏ người yêu đi làm dâu nhà thổ ty. Ngày lại mặt cô bị hổ đón đường tha vào núi ăn thịt. Vì thế Thác Gió có tên nữa là Thác Quang Linh.

 Hai bên bờ suối Bản Ba mọc đầy cây dong lá đỏ màu máu, tiếng Tày là tong chinh đeng. Truyền thuyết kể rằng xưa trong vùng có chúa Cả Lư­ợng, tướng mạo khác thường, cai quản dân làng hoà thuận yên vui. Cả Lư­ợng được về kinh đô học, một lần đi muộn, vì vợ giấu đôi giày thần. Bị quả mắng, Cả Lư­ợng lỡ nói lời bất kính, bị nhà vua sai đem giết. Cả L­ượng chết oan hoá thành cây dong đỏ. Người dân cho là thứ lá thiêng nên kiêng không dùng như lá dong xanh. Cả L­ượng được thờ làm Thành Hoàng. Lễ đình Bản Bavào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch. Ngày đó dân các bản lân cận cùng về dự hội Lồng Tồng, cầu cho mư­a thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Bản Ba đư­ợc xếp hạng danh thắng Quốc gia tại quyết định số 08 ngày 25/5/2007.

21. Động Tiên

Động Tiên ở xã Yên Phú huyện Hàm Yên. Yên Phú  nằm về phía tây bắc nam giáp thị trấn Tân Yên, bắc giáp xã Yên Lâm.

Động Tiên trong núi Chân Quỳ, bên phải quốc lộ 2, chen giữa núi Đá Đen và núi Bạch Mã. Theo từng bậc đá cao dần, đến một ngã ba là gặp Cửa Gió. Một cổng đá, kích thước hợp lý như có bàn tay của người thợ giỏi. Gió mạnh lọt qua vòm cổng mát rượi. Tiếp những bước gập ghềnh, khuất khúc xuống dốc cô đơn. Tảng đá hình thiếu phụ đứng bên đường, đôi vai sương gió, mắt đẫm lệ nhìn vào thinh không xa xăm. Bước vào động, hiện lên nhiều hình chim thú lạ. Khổng ngư từ biển đông vừa tới, mắt tròn ngơ ngác. Ba ba mới ngoi lên, mắt còn đẫm nước. Đâu đó vọng tiếng nước chảy thánh thót.Vào sâu một chút, ngước lên trần hang gặp Linh điểu, đôi cánh xoè rộng, tha một người con gái, thế đang bay lên. Đi qua dưới cánh Linh điểu, gặp một Thạch trụ lung linh như là hội tụ cả ánh bạc, ánh vàng.

Phía sau sừng sững khối đá cẩm thạch, hình một phụ nữ sắp đến kỳ mãn nguyệt. Đây là tượng Người mẹ mang thai. Nơi nàng toát lên sự phồn thực và niềm khát vọng sinh nở ngàn năm chưa thành hiện thực.

Truyền thuyết về bức tượng được kể rằng, Ngày xưa, gặp năm có giặc ngoại xâm, dân bản và người vợ vị thủ lĩnh nghĩa quân phải ẩn trong hang đá. Ngày thắng lợi, cũng là lúc cô nhận tin chồng chết trận. Cô cùng đứa con chưa chào đời đã hoá đá tự lúc nào.   

Ngự trên ban năm tầng vách động trong cùng là Tiên cô thứ Bẩy. Truyền thuyết kể mối tình của nàng với chàng mồ côi ở hạ giới, vì trái ý Ngọc Hoàng bị ngài biến nàng thành đá rồi cho người trần mở hội vào ngày mồng 9 tháng giêng tại nơi nàng Bảy xuống trần. Nhân thế gọi là Động Tiên.

Trở lại đường cũ, đến ngã ba, rẽ trái lên động Hai Cửa. Động sâu, thiên nhiên tạo nên kiến trúc nguy nga, nhìn thấy Khuê phòng tráng lệ có  những song cửa sổ ngà sang trọng, rèm nhung lộng lẫy màu ngọc bích. Rời động Hai Cửa, lên cao nữa sẽ thấy rừng Tiểu trúc và ngàn hoa Tử Tiên, li ti tím trắng từng vạt như những tấm lụa hoa phủ khắp triền non. Mạo hiểm đi trên đỉnh núi chon von, sẽ được chiêm ngưỡng Rùa Thần. Ngài ngự nơi đỉnh núi, tư thế oai phong như đang sắp rời mặt đất để về trời.

Không thể bỏ qua động Thuỷ cung, tên nôm là hang Tôm. Nước trời từ trong lòng núi đá tụ thành dòng suối ngầm rồi lộ thiên nơi cửa hang. Nguồn nước đầy ắp bốn mùa, đông ấm, hè mát; cửa hang rất nhiều tôm, nên mới thành tên gọi. Trong quần thể núi đá còn nhiều hang động kỳ thú như động Thạch Sanh, động Đàn đá, động Thiên Quang… 

Động Tiên được công nhận là thắng cảnh quốc gia tại quyết định 63 ngày 16/11/ 2005.

Join The Discussion

Compare listings

Compare