Tuyên Quang – Nơi hội tụ tiềm năng du lịch và đầu tư bất động sản

Phát triển du lịch Tuyên Quang – Cơ hội đầu tư hấp dẫn tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng

Đầu tư phát triển du lịch

Tiềm năng du lịch Tuyên Quang phong phú, nhưng ngành Du lịch Tuyên Quang còn nhỏ bé, quá trình phát triển còn nhiều khó khăn(1). Do đó, bên cạnh nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động, ngành Du lịch Tuyên Quang đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, tạo môi trường xã hội thuận lợi thu hút khách du lịch, tạo môi trường xã hội thuận lợi thu hút khách du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, đầu tư các điểm du lịch lịch sử – văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… Xây dựng kết cấu hạ tầng trong các khu, điểm du lịch, như: giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch, xử lý môi trường… Phát triển nhanh vững chắc các loại hình dịch vụ du lịch, như: nhà hàng, khách sạn, điểm nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí… với quy mô phù hợp, hình thức đa dạng, phong phú.

Dự định nguồn vốn đầu tư, gồm: vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn lưu động hợp pháp khác.

Riêng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ được tập trung đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong các khu, điểm du lịch lịch sử, văn hóa. Nguồn vốn của các thành phần kinh tế huy động được sẽ đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ và các điểm vui chơi giải trí…

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, lập kế hoạch cụ thể để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, UBND tỉnh cũng ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút lao động làm việc trong các ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang.

Việc quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 là một bước quan trọng trong việc đưa tỉnh này phát triển bền vững, hiệu quả và đáp ứng các thách thức phát triển của thời đại. Bức tranh Tuyên Quang năm 2030 là một tỉnh hiện đại, phát triển bền vững với nền tảng kinh tế đa dạng, tăng trưởng ổn định và môi trường sống tốt hơn cho người dân.

– Về mặt kinh tế, quy hoạch này tập trung vào phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Đặc biệt, cần đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng và phát triển các khu du lịch ở các vùng địa phương tiềm năng. Đồng thời, cần xây dựng các khu công nghiệp hiện đại, tăng cường phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm thuộc ngành lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao thương mại và dịch vụ..

– Về hạ tầng, cần tập trung vào việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng, nâng cao chất lượng đường bộ và đường sắt để kết nối tỉnh Tuyên Quang với các khu vực khác trên đất nước. Cần đầu tư để nâng cấp hệ thống trường học, quan tâm phát triển y tế và đảm bảo an ninh – trật tự chính trị và bảo đảm an toàn xã hội.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh thương mại quốc tế, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực. Nạp chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế địa phương, đồng thời tăng cường quy hoạch và quản lý đô thị, đối phó với các vấn đề về môi trường.

Qua đó, trong tầm nhìn đến năm 2050, Tuyên Quang sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, giao lưu văn hóa, giáo dục và du lịch, cạnh tranh trên thế giới, với chất lượng môi trường sống được cải thiện đáng kể và tầm nhìn phát triển bền vững. Tuyên Quang sẽ đóng góp vào tích cực vào sự phát triển của khu vực Bắc Bộ và cả nước.

Join The Discussion

Compare listings

Compare